“Các mẹ ơi giúp em với! Bé nhà em từ lúc chuyển sang dùng bỉm mới thì bị nổi mẩn đỏ ở mông và bẹn. Có phải con bị hăm tã hay không?” – Đó là lời kêu cứu của mẹ X tại diễn đàn Y. Nhiều mẹ cho rằng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông đích thị là hăm tã nhưng số khác lại phủ nhận điều này.
Tại sao trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông?
Ở trẻ sơ sinh, làn da luôn là bộ phận phận rất mỏng manh và nhạy cảm nên chỉ cần một sự tác động của các yếu tố bên ngoài cũng có thể khiến da bé bị tổn thương, trầy xước. Với vùng mông, tuy được che chắn kỹ càng bởi tã bỉm, quần áo nhưng đây cũng là điểm yếu chí tử khiến mông luôn dễ gặp họa.
Trẻ bị mẩn đỏ ở mông là dấu hiệu của nhiều loại bệnh
Trung bình trẻ sơ sinh sẽ đi tiểu khoảng 6 lần hoặc nhiều hơn/ngày và số lần đại tiện cũng tương tự. Việc xì xoẹt suốt ngày mà không được vệ sinh cẩn thận, sạch sẽ là lí do khiến vi khuẩn xâm nhập gây kích ứng da, viêm da và nổi mẩn đỏ ở vùng mông trẻ. Khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ có thể là dấu hiệu của nhiều lọai bệnh, có thể kể đến như:
- Bệnh ghẻ: Mông trẻ xuất hiện mẩn đỏ kèm mụn nước, ngứa ngáy rất có thể trẻ đã bị bệnh ghẻ. Đây là bệnh lý về da có khả năng lây nhiễm cao từ vùng da này sang vùng da khác và những người sống chung bởi vậy mẹ nên cần nhanh chóng tìm cách chữa trị sớm để ngăn ngừa những hệ lụy có thể xảy ra.
- Nhiễm nấm: Nấm da cũng là hiện tượng phổ biến ở trẻ, khi vùng mông bị nhiễm nấm ban đầu sẽ có biểu hiện nổi vết nhỏ màu hồng ở hai mông kèm theo tình trạng ngứa ngáy. Tiếp đó, xung quanh mông trẻ sẽ nổi mẩn đỏ ở khắp bề mặt và lan rộng ra các vùng da xung quanh nếu không được quan tâm, chữa trị kịp thời.
- Bệnh chàm: Da ửng đỏ, nổi mẩn, khô và căng da, xuất hiện mụn nhỏ li ti ở vùng mông có thể là triệu chứng cảnh báo trẻ đã bị bệnh chàm sữa. Tuy chỉ thường mọc ở mặt nhưng với những lần tái bệnh tiếp theo, chàm sữa có thể mọc khắp cơ thể từ chân tay, bụng, mông và ngực trẻ.
Ăn thức ăn lạ cũng có thể khiến mụn đỏ nổi mẩn ở mông
- Dị ứng: Nổi mẩn đỏ ở mông cũng có thể là dấu hiệu của bệnh dị ứng khi trẻ ăn phải thức ăn lạ, sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thời tiết thay đổi.
- Hăm tã: Nổi mẩn đỏ ở mông còn là dấu hiệu điển hình của hăm tã và phần lớn ở giai đoạn đầu sau sinh tỉ lệ trẻ bị hăm tã thường chiếm tỉ lệ rất cao khoảng 30 %. Căn nguyên là do trẻ phải đóng bỉm quá thường xuyên khiến da bị bí bách, ẩm ướt trong thời gian dài cộng với việc sử dụng tã bỉm không phù hợp với cơ địa và vệ sinh không sạch sẽ khiến vùng da bị đỏ rát, căng bóng và có mùi khai.
Xử trí thông minh khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông
Do mẩn đỏ ở mông có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau nên nếu cảm thấy bất an, lo lắng và không xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh thì tốt nhất cần đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời. Với từng loại bệnh, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp để giúp trẻ khỏi bệnh một cách nhanh chóng nhất.
Tuy nhiên, nếu nhận định đó là bệnh hăm tã thì mẹ cũng dễ dàng “khai tử” bệnh lý này bằng các biện pháp sau đây:
- Vệ sinh vùng mông, bẹn của trẻ bằng lá chè xanh hoặc lá khế: Cách làm rất đơn giản, mẹ đi mua hoặc hái một nắm lá khế, chè xanh rửa sạch, ngâm với nước muối loãng chừng 30 phút để loại bỏ bụi bẩn, sâu bọ. Sau đó cho vào nồi đun cùng 1-2 lít nước, để nguội và nhẹ nhàng lau vùng mông trẻ. Chỉ cần làm liên tục 3 ngày sẽ mang lại hiệu quả trị hăm rõ rệt.
Betadine giúp trị mẩn đỏ ở mông trẻ hiệu quả
Xem thêm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ và mông phải làm sao?
- Khử trùng bằng các loại thuốc Xanh methylen, Betadine: Mẹ cũng có thể bôi các loại thuốc này vào vùng mông của trẻ sẽ thấy các nốt mẩn đỏ giảm dần theo thời gian.
- Thoa gel Oatrum Kids 100% từ thảo dược thiên nhiên: Một giải pháp đơn giản, hiệu quả và tiện dụng hơn trong trị hăm cho trẻ mẹ nên áp dụng là sử dụng gel bôi Oatrum
Kids. Với tính năng ưu việt là kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da, sản phẩm sẽ giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ ở vùng mông của trẻ, tạo ra một lớp màng sinh học bảo vệ da bé đồng thời tái tạo biểu mô da, dưỡng ẩm cho da và giúp loại bỏ hăm tã chỉ sau 2-3 ngày sử dụng.
Lưu ý
Khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc bôi có chứa corticoid, phấn rôm cho trẻ vì có thể khiến da bị kích ứng, bội nhiễm, teo da, rạn da và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.