“Cầu cứu” bạn bè rồi tới mạng xã hội suốt một tuần ròng nhưng chị Xuân (Hà Nội) vẫn chưa thể tìm ra cách điều trị hăm đít cho bé Táo. Nhìn 2 mông con đỏ ửng như quả cà chua chị xót xa vô cùng, không hiểu vì sao trẻ sơ sinh bị hăm đít nặng như vậy, trong khi bé Táo mới 4 tháng tuổi.
90% trẻ sơ sinh bị hăm đít
Chia sẻ trên một trang mạng xã hội, chị Xuân cầu cứu: “Các mẹ ơi, bé Táo nhà em 4 tháng tuổi, bình thường con ăn ngoan, chơi ngoan, nhưng khoảng 3 hôm nay em để ý con quấy khóc rất nhiều, mỗi lần thay tã con khóc to lắm, kiểm tra khu vực hậu môn của con em phát hoảng vì thấy đỏ ửng như bị bỏng vậy. Thì ra con bị hăm đít rồi các mẹ ạ. Giờ em phải làm sao để con hết hăm đây?”.
Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị hăm đít?
Xem thêm: Trẻ bị hăm háng và cách điều trị
Trường hợp của bé Táo chỉ là một trong số 90% trẻ sơ sinh bị hăm đít trong giai đoạn đóng tã/bỉm. Giống như các mẹ khác, vì sự tiện lợi nên chị Xuân thường xuyên đóng tã cho con cả ngày lẫn đêm, mỗi ngày chỉ vệ sinh vùng hậu môn cho bé 2 lần bằng nước ấm. Việc quá lạm dụng tã/bỉm là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị hăm đít.
Bên cạnh đó, vì da trẻ sơ sinh vốn mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị tổn thương bởi các tác động từ bên ngoài, đặc biệt là sự cọ xát của tã/bỉm, sự tiếp xúc với phân và nước tiểu khiến da bị kích ứng, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm sinh sôi gây nên hiện tượng hăm đỏ hậu môn.
Mặt khác, chất liệu tã/bỉm không phù hợp, kích thước không vừa vặn với cơ thể bé cũng khiến vùng mông bị tổn thương. Đồng thời, vấn đề vệ sinh da bé chưa đúng cách hoặc chưa được coi trọng cũng là nguyên nhân khiến con dễ dàng bị hăm hơn.
Trẻ sơ sinh bị hăm đít – Mách mẹ cách khắc phục hiệu quả
Hăm là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ, vì vậy cha mẹ không nên lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, cũng không được coi thường bệnh, vì nếu trẻ sơ sinh bị hăm đít không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của bé sau này.
Để điều trị hiệu quả hăm đít, trước tiên cha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân dẫn tới hăm là do đâu.
Trẻ bị hăm đít cần được vệ sinh sạch sẽ
-Nếu do tã/bỉm cần ngưng cho con sử dụng tã trong thời gian con bị hăm, có thể sẽ gây bất tiện lớn cho cha mẹ nhưng đây là cách điều trị hiệu quả nhất. Trong trường hợp bất khả kháng, mẹ chỉ nên đóng tã cho con khi ngủ và cần đảm bảo thay tã thường xuyên để da con luôn khô ráo, thoáng mát. Ngoài ra, chất liệu, kích thước của tã cũng vô cùng quan trọng. Nếu thấy con kích ứng với loại tã đang sử dụng mẹ cần ngừng ngay và thay loại tã mới phù hợp hơn.
-Nếu con bị hăm do sự cẩu thả trong việc vệ sinh da bé, mẹ cần chú ý giữ cho da con luôn thật sạch và khô thoáng bằng cách dùng nước ấm rửa sạch vùng hậu môn, mông, bẹn mỗi khi con đi vệ sinh hoặc khi cần thay tã. Chú ý nên dùng khăn xô mềm để lau rửa cho bé nhẹ nhàng, tránh cọ xát gây đau và khiến vùng da bị hăm đỏ ửng hơn. Sau khi rửa xong cần lau khô, để da bé thoáng mát rồi mới đóng tã/bỉm mới.
Không dùng kem bôi, xà phòng, sữa tắm khi trẻ bị hăm đít
Đọc thêm: Bé bị hăm có nên bôi phấn rôm?
-Trong thời gian con bị hăm, cha mẹ tuyệt đối không nên vệ sinh da bé bằng các loại sữa tắm, xà phòng có chứa hóa chất, paraben. Ngưng sử dụng phấn rôm và cẩn trọng khi đun lá tắm dân gian để chữa hăm cho bé, bởi đây có thể là tác nhân thúc đẩy bệnh hăm đít thêm nặng và lâu khỏi.
-Lưu ý khi sử dụng kem trị hăm cho bé. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem trị hăm đít cho trẻ sơ sinh, nếu thiếu hiểu biết cha mẹ dễ dàng mua phải loại kem có chứa thành phần corticoid, lạm dụng trong thời gian dài có thể gây nên biến chứng rạn da, teo da, suy tuyến thượng thận vô cùng nguy hiểm cho bé.
Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo cha mẹ khi trẻ sơ sinh bị hăm đít nên lựa chọn các loại kem trị hăm được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ. Nổi bật trong dòng sản phẩm này phải kể tới Oatrum Kids gel – Sản phẩm được lòng hơn 50 nghìn mẹ Việt, đồng thời được các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo sử dụng.
Oatrum Kids gel nổi bật với công dụng: chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa và sưng đỏ trong giai đoạn trẻ bị hăm. Đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo da, làm lành nhanh các vết thương trên da bé. Sử dụng đúng liệu trình, đúng hướng dẫn bé sẽ hết ngay hăm tã chỉ sau 3-5 ngày.
Để phát huy hiệu quả tối đa, mẹ sử dụng Oatrum Kids gel cho bé theo cách sau:
Bước 1: Làm sạch vùng da bị hăm của bé bằng nước ấm sạch, sau đó lau khô.
Bước 2: Dùng tay sạch bôi 1 lớp mỏng Oatrum lên vùng hăm cho bé, để khô tự nhiên.
Bước 3: Sử dụng cho bé 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng.