Trẻ sơ sinh bị hăm mông là do tã/bỉm, do cha mẹ vệ sinh da bé không đúng cách hay do cơ địa của trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công? Tất cả “thủ phạm” khiến trẻ sơ sinh bị hăm mông sẽ có trong bài viết dưới đây mà cha mẹ không nên bỏ qua.
Vì sao trẻ sơ sinh bị hăm mông???
Hăm là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhưng vùng mông lại là vùng da lý tưởng để bệnh hăm phát triển và lan rộng. Lý do nào khiến trẻ sơ sinh bị hăm mông? Theo các chuyên gia, những nguyên nhân dưới đây cũng là “thủ phạm” chính khiến tình trạng hăm mông diễn ra phổ biến ở trẻ.
Do cha mẹ mặc tã cho bé trong thời gian dài
Cuộc sống hiện đại nhiều bận rộn, trong khi đó trên thị trường lại xuất hiện quá nhiều các sản phẩm tã/bỉm khiến cha mẹ vì tiết kiệm thời gian nên đã lạm dụng quá mức.
Khi trẻ sử dụng tã/bỉm trong thời gian dài, da bé sẽ bị cọ xát với tã, bị tấn công bởi nước tiểu và vi khuẩn có trong phân. Khi da bị tổn thương là điều kiện lý tưởng để nấm và vi khuẩn xâm nhập vào da bé gây nên hiện tượng hăm tã.
Vệ sinh da bé không đúng cách khiến trẻ sơ sinh bị hăm mông
Xem thêm: Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất?
Do cha mẹ vệ sinh da bé không đúng cách
Khi thay tã/bỉm cha mẹ vô tình bỏ qua bước vệ sinh da bé với nước ấm sạch, hoặc khi bé đi tiểu, da bé không được vệ sinh cẩn thận khiến vi khuẩn, nấm sinh sôi gây nên tình trạng viêm nhiễm làm da bé ửng đỏ, nổi mụn.
Do bé bị tiêu chảy
Đây được coi là nguyên nhân quan trọng khiến trẻ bị hăm, bởi lúc này vùng da quanh hậu môn chính là vị trí lý tưởng để nấm và vi khuẩn hoạt động mạnh làm da bé bị hăm. Do đó, trong thời kỳ nhạy cảm này cha mẹ đừng quên vệ sinh sạch sẽ cho bé, hạn chế việc mặc tã cho tới khi bệnh hăm tã đã khỏi hẳn.
Do mẹ sử dụng phấn rôm
Sử dụng phấn rôm cho bé không đúng cách là nguyên nhân chính khiến lỗ chân lông của bé bị bút tắc và gây nên tình trạng hăm tã. Vì vậy, cha mẹ nên thận trọng khi sử dụng phấn rôm cho bé, đồng thời tuyệt đối không thoa phấn rôm trong giai đoạn bé đang bị hăm.
Do hóa chất, xà phòng còn lưu lại trên quần áo của bé
Hóa chất, xà phòng còn lưu lại trên quần áo của bé là một trong những nguyên nhân khiến da bé bị kích ứng, tổn thương và gây nên bệnh lý hăm.
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm
Thực phẩm có tính axit trong thời kỳ ăn dặm khiến trẻ hăm mông
Đọc thêm: 5 lý do nên lựa chọn Oatrum kids để điều trị hăm tã cho trẻ
Thực phẩm mẹ chế biến cho bé trong quá trình ăn dặm khiến con bị hăm mông không phải là điều lạ. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh, nếu cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit như: cà chua, cam, chanh, việt quất… sẽ làm tăng thêm tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm mông.
Do mẹ sử dụng tã/bỉm không phù hợp
Làn da non nớt, nhạy cảm của bé dễ dàng bị kích ứng bởi những loại tã/bỉm không đúng kích thước, không đảm bảo chất lượng khiến bé sơ sinh bị hăm mông. Vì vậy, khi chọn tã/bỉm cho bé cha mẹ cần tìm hiểu kỹ kích thước cũng như lựa chọn những loại tã/bỉm có chất liệu đảm bảo, phù hợp với cơ địa của trẻ.
Do trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh trẻ dùng trong thời kỳ bị ốm có thể là nguyên nhân khiến vi nấm phát triển, gây viêm da tạo nên bệnh hăm mông ở trẻ.
Do đó cha mẹ nên có phương án dự phòng điều trị hăm trong trường hợp bé phải dùng thuốc kháng sinh.
Hăm mông tránh xa sau 3-5 ngày nhờ mẹ dùng thảo dược tự nhiên
Trẻ sơ sinh bị hăm mông nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho bé như: sốt cao, tiêu chảy kéo dài… thậm chí còn ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục của bé.
Để điều trị hăm mông cho bé, trước tiên cha mẹ cần loại bỏ sự phụ thuộc vào tã/bỉm, hãy để bé được “nude” nhiều hơn, và giữ cho da bé thông thoáng, tránh ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công khiến tình trạng hăm thêm nặng.
Thứ 2, khi lựa chọn tã/bỉm nên ưu tiên những sản phẩm có uy tín, chất liệu an toàn, phù hợp với làn da non nớt của bé để tránh hiện tượng kích ứng.
Quần áo chất liệu cotton giúp bé dễ chịu trong thời kỳ bị hăm mông
Bài viết xem thêm: Trẻ bị mụn ở mông bôi thuốc gì?
Thứ 3, chất liệu quần áo của bé cần mềm mại, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi, đồng thời tránh cọ xát vào da bé trong thời kỳ bị hăm. Tốt nhất mẹ nên lựa chọn chất liệu cotton.
Thứ 4, khi phát hiện bé sơ sinh bị hăm mông, cha mẹ cần chữa ngay bằng phương pháp an toàn. Tuyệt đối không sử dụng các loại kem bôi, thuốc kháng sinh có chứa corticoid gây rạn da, teo da, suy tuyến thượng thận của bé. Đồng thời nên thận trọng khi dùng lá tắm dân gian, bởi các loại lá tắm nếu không được sơ chế kỹ càng sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng và khiến hăm mông nặng hơn.
Vậy, cha mẹ nên điều trị hăm mông cho bé bằng cách nào? Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mẹ nên sử dụng sản phẩm đặc trị có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính, không chứa corticoid, không gây tác dụng phụ. Nổi bật trong dòng sản phẩm này phải kể tới gel Oatrum Kids.
Oatrum Kids gel được bào chế từ các thành phần thảo dược tự nhiên quý hiếm: Berberin, Curcumin, Dexpanthenol và Vitamin E giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm cảm giác đau rát khi bị loét, giảm nhanh biểu hiện ửng đỏ, thậm chí giảm mụn đỏ. Đồng thời giúp tái tạo biểu mô da, giảm ngứa dịu mát da, giảm khó chịu, cung cấp ẩm mang lại làn da mịn màng cho bé.
Để sử dụng Oatrum Kids gel, các mẹ thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Làm sạch vùng da hăm bằng nước ấm sạch, sau đó lau khô.
Bước 2: Dùng tay sạch bôi 1 lớp mỏng Oatrum Kids lên vùng hăm cho bé, để khô tự nhiên.
Bước 3: Sử dụng cho bé ngày 3 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng.