Trẻ bị hăm tã có cần gặp bác sĩ không?

Chữa hăm tã cho con gần tháng trời vẫn không khỏi, cứ đỡ lại tái phát khiến chị Tuyết không khỏi lo lắng. Điều khiến chị sợ hơn cả là vùng da bị hăm của con ngày càng tấy đỏ, sưng phồng, con quấy khóc liên miên vì đau đớn, khó chịu…

Đã có những lúc chị rất muốn đưa con tới bệnh viện điều trị nhưng lại nghĩ hăm tã là bệnh dễ chữa, chưa đến mức phải gặp bác sĩ nên chị vẫn kiên trì áp dụng nhiều phương pháp.

Hăm tã – Bệnh ngoài da dễ chữa, dễ tái phát

Khoảng 30% trẻ em trên toàn thế giới mắc phải hăm tã trong những năm tháng đầu đời. Hăm tã được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá là bệnh ngoài da dễ chữa nhưng cũng dễ tái phát. Nguyên nhân là do thói quen lạm dụng tã/bỉm quá mức của các bậc cha mẹ khiến trẻ đối mặt với sự khó chịu, bí bách từ đó sinh ra ngứa ngáy, mẩn đỏ, nhiễm trùng da và hình thành nên bệnh lý hăm tã.

Hăm tã ở trẻ dễ chữa nhưng cũng dễ tái phát

Hăm tã ở trẻ dễ chữa nhưng cũng dễ tái phát

Bài viết cùng chủ đề: Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh

Hăm tã dễ chữa khi cha mẹ kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở vùng da đeo tã/bỉm, vùng da nếp gấp của con:

- Vùng da nếp gấp, bộ phận sinh dục và phần mông của con nổi mẩn đỏ.

- Vùng da bị hăm thường nóng hơn những vùng da khác.

- Bé khó chịu, quấy khóc khi mẹ thay tã hay vệ sinh vùng mặc tã.

- Trường hợp bị hăm nặng có thể xuất hiện các vết loét.

Mặc dù đã sớm phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh lý hăm tã ở con nhưng chị Tuyết lại cùng lúc áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Ban đầu chị sử dụng phấn rôm, sữa tắm với suy nghĩ thấm hút mồ hôi và loại bỏ vi khuẩn khi con bị viêm nhiễm. Nhưng không ngờ đây lại là nguyên nhân khiến tình trạng hăm tã ở con trở nên nặng hơn, do phấn rôm gây bít tắc lỗ chân lông tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ gây viêm. Còn sữa tắm lại chứa nhiều hóa chất bảo quản, chất tạo mùi, tạo bọt.

Khi thấy không hiệu quả, chị chuyển sang sử dụng lá tắm dân gian, nhưng đây vẫn không phải là phương pháp tối ưu bởi lá tắm có chứa sâu bọ, bụi bẩn mà khi sơ chế không thể loại bỏ hết vô tình đã gây nên tình trạng nhiễm trùng da bé.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, những phương pháp mà chị Tuyết lựa chọn đều không phù hợp khi bé đang bị hăm tã. Cách đơn giản nhất mà cha mẹ nên làm đó là sử dụng kem bôi được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như sản phẩm Oatrum Kids.

Oatrum Kids được chiết xuất từ thảo dược dưới dạng gel, không những đem lại hiệu quả vượt trội với khả năng: chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, sạch da mà còn an toàn tuyệt đối cho làn da của bé.

Để Oatrum Kids phát huy hiệu quả tối ưu, trước tiên cha mẹ cần làm sạch vùng da bị hăm của con bằng nước ấm, sau đó lau khô. Tiếp đến, dùng tay sạch thoa một lớp mỏng kem Oatrum Kids lên vùng da hăm cho bé và để khô tự nhiên. Nên sử dụng cho bé 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 giờ đồng hồ.

Dấu hiệu con đã mắc phải hăm tã nặng

Dấu hiệu con đã mắc phải hăm tã nặng

Trẻ bị hăm tã khi nào cần gặp bác sĩ?

Hăm tã chỉ thực sự được chế ngự khi cha mẹ áp dụng đúng phương pháp, đúng thời điểm. Tuy nhiên, việc điều trị sai cách, không đúng thời điểm vẫn không ngừng diễn ra khiến bệnh hăm ở trẻ càng thêm nặng.

Trước thực trạng này, các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo các bậc cha mẹ khi thấy con xuất hiện những dấu hiệu này cần đưa trẻ tới bệnh viện gặp bác sĩ ngay lập tức để kịp thời điều trị, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày: Hăm tã là bệnh ngoài da dễ chữa, nếu áp dụng đúng phương pháp trẻ sẽ hết sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, khi đã áp dụng nhiều cách điều trị khác nhau mà hăm tã ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, kéo dài trên 5 ngày thì cha mẹ nên nghĩ tới biện pháp đưa trẻ tới khám bác sĩ.

Trẻ cần gặp bác sĩ khi hăm tã kéo dài trên 5 ngày, nổi nhiều mụn mủ, sốt…

Trẻ cần gặp bác sĩ khi hăm tã kéo dài trên 5 ngày, nổi nhiều mụn mủ, sốt…

-Trẻ bị sốt: Với những trường hợp hăm tã nặng sẽ khiến trẻ đau đớn, khó chịu, phản ứng sốt do viêm hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi sát sao, nếu thấy hiện tượng sốt cần đưa trẻ tới bác sĩ ngay lập tức.

-Trẻ nổi nhiều mụn mủ: Nếu vùng da bị hăm nổi nhiều mụn mủ cha mẹ tuyệt đối không xem thường bởi đây là dấu hiệu cảnh báo da trẻ đang bị viêm nhiễm, hăm tã đã rất nặng. Mụn mủ còn khiến bé đau đớn, ảnh hưởng tới sự phát triển của con.

-Vùng hăm tã đỏ tấy, lan rộng: Đi kèm với nổi mụn mủ, vùng da bị hăm của trẻ còn đỏ tấy, lan rộng, sờ vào có cảm giác nóng ran. Mẹ hãy đưa con tới bác sĩ ngay lập tức nhé.

-Trẻ bị tiêu chảy: Dấu hiệu này rất đặc trưng và dễ nhận biết nhưng lại báo hiệu sự nguy hiểm cho trẻ khi hăm tã trở nặng. Tiêu chảy khiến bé mệt mỏi, mất nước nên cha mẹ chớ coi thường nhé.

Bất cứ bệnh lý ngoài da nào khi xuất hiện cũng gây cho trẻ sự khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và tinh thần, do đó, cha mẹ cần quan tâm đặc biệt tới trẻ, hãy kịp thời điều trị ngay từ những giai đoạn đầu tiên. Trong nhiều trường hợp, cha mẹ không nên tự ý điều trị mà nên để trẻ gặp bác sĩ sẽ là lựa chọn sáng suốt giúp con tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Đăng bởi: Oaoa.vn

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status