Dấu hiệu trẻ bị hăm tã có thể tồn tại dưới nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng không thể phủ nhận nếu cha mẹ phát hiện sớm sự bất thường này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.
Dấu hiệu tố cáo trẻ sơ sinh bị hăm tã
Bệnh hăm tã đã trở thành bệnh lý phổ biến mà mọi trẻ sơ sinh đều có thể mắc phải trong những năm tháng đầu đời. Nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều, bởi mỗi trẻ là một cơ thể khác nhau, mỗi cha mẹ có cách chăm sóc con khác nhau, nhưng tựu trung lại, tã/bỉm vẫn được coi là thủ phạm chính khiến trẻ bị hăm.
Khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu này, cha mẹ hãy coi chừng vì chúng là lời cảnh báo con đã mắc phải bệnh lý hăm tã rồi đấy ạ.
Da trẻ bị nổi mẩn đỏ là dấu hiệu điển hình của bệnh lý hăm tã
- - Da trẻ bị nổi mẩn đỏ thường xuyên, không lặn.
- - Da trẻ xuất hiện mụn mủ, mụn nước, trợt da.
- - Vùng da bị hăm thường nóng hơn những vùng da khác.
- - Trẻ khó chịu hoặc quấy khóc khi mẹ thay tã hay vệ sinh vùng mặc tã.
Với những trường trẻ mắc hăm tã nặng sẽ xuất hiện thêm nhiều dấu hiệu nguy hiểm khác mà cha mẹ cần coi chừng:
- - Hăm tã kéo dài trên 5 ngày không khỏi.
- - Trẻ bị sốt.
- - Vùng da bị hăm có mụn mủ, mụn bóng nước.
- - Trẻ quấy khóc nhiều hơn do đau đớn, khó chịu.
Nếu xuất hiện những dấu hiệu của hăm tã nặng, cha mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ ngay lập tức để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Mách mẹ cách điều trị hăm tã cho con hiệu quả sau 3-5 ngày
Như đã nói ở trên, nguyên nhân khiến trẻ mắc phải hăm tã vốn rất nhiều. Có thể do da trẻ bị kích ứng với chất liệu của tã lót; dị ứng với thực phẩm mới; do cha mẹ vệ sinh da bé không đúng cách; trẻ sử dụng kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ bị hăm tã; trẻ bị tiêu chảy hoặc trẻ có làn da nhạy cảm hơn các trẻ khác. Ngoài ra, còn phải kể đến các tác nhân từ môi trường, các yếu tố dị ứng khác như hóa chất, bột giặt…
Xem thêm: Trị hăm tã bằng dầu dừa cho trẻ có hiệu quả?
Tã/bỉm là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị hăm
Vì vậy, để điều trị hăm tã cho trẻ, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh:
- Giữ cho vùng da mặc tã của bé luôn khô ráo.
- Nên hạn chế tối đa thời gian mặc tã cho con, để da bé thoáng với không khí càng nhiều càng tốt. Cha mẹ cần hiểu mọi trẻ đều mong muốn được “nude” mà không phải đeo tã bỉm 24/24.
- Mặc tã lỏng, không chật và thay tã/bỉm thường xuyên (4 tiếng/lần)
- Khi thay tã hoặc khi bé đi tiểu cần dùng nước ẩm và khăn mềm để làm sạch vùng da mặc tã, sau đó lấy khăn lau khô ráo rồi mới mặc tã mới.
Giữ cho da bé luôn thông thoáng là cách điều trị hăm hiệu quả nhất
Đọc thêm: Trị hăm tã cho bé bằng lá trầu không
- Tuyệt đối không vệ sinh vùng da bị hăm của bé bằng sữa tắm, xà phòng có chứa hóa chất gây kích ứng da bé. Càng không nên điều trị hăm cho con bằng lá tắm dân gian, nếu không được đảm bảo về nguồn gốc lá tắm có thể chứa vi khuẩn, tạp chất, thuốc trừ sâu gây nhiễm trùng da bé.
Một số cha mẹ tin rằng phấn rôm có thể giúp điều trị khi con bị hăm, quan niệm này hoàn toàn sai lầm bởi phấn rôm có thể khiến lỗ chân lông của bé bít chặt lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn làm ổ và tình trạng hăm nặng hơn.
-Trong trường hợp bé bị hăm cổ hoặc vùng da nếp gấp: nách, ngấn chân, tay… cha mẹ cần mặc quần áo thoáng mát chất liệu cotton cho bé, đồng thời không nên dùng khăn quấn cổ để tránh vết hăm nặng hơn.
- Sử dụng sản phẩm trị hăm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên là điều nên làm. Hiện nay, các chuyên gia và cha mẹ rất tin tưởng lựa chọn sản phẩm Oatrum Kids nhờ chiết xuất 100% thảo dược quý, không chứa hóa chất, không corticoid nên an toàn tuyệt đối cho làn da của bé.
Oatrum Kids được bào chế dưới dạng gel bôi ngoài da, nổi bật với công dụng: chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa và làm sạch da nên chỉ cần sử dụng 3-5 ngày các triệu chứng hăm tã ở trẻ sẽ biến mất hoàn toàn.
Để sản phẩm phát huy hiệu quả tối đa, mẹ sử dụng Oatrum Kids theo 3 bước sau:
Bước 1: Làm sạch vùng da hăm bằng nước ấm sạch, sau đó lau khô.
Bước 2: Dùng tay sạch bôi 1 lớp mỏng gel Oatrum Kids lên vùng hăm cho bé, để khô tự nhiên.
Bước 3: Sử dụng cho bé ngày 3 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng.
Khi đã thực hiện đầy đủ các phương pháp nhưng không đem lại hiệu quả, hăm tã ở trẻ kéo dài trên 7 ngày cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kịp thời thăm khám, điều trị.