Tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh tuy không gây đau đớn nhưng lại khiến trẻ gặp khó khăn khi xoay cổ và gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nắm được nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng điển hình sẽ giúp cha mẹ đưa ra cách điều trị hiệu quả cho bé.
Khái niệm về tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh
Vẹo cổ hay còn gọi là tật cổ xoay. Đây là tình trạng đầu của trẻ nghiêng sang một bên, cằm nghiêng theo hướng ngược lại. Trẻ bị vẹo cổ bẩm sinh là khi tình trạng này xuất hiện ngay khi bé chào đời.
Tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh
Tuy nhiên có một số trường hợp xuất hiện tình trạng này muộn hơn. Lúc này cằm và đầu của bé sẽ quay cùng một hướng. Tình trạng này hầu như không gây đau đớn cho bé nhưng sẽ gây mất cân xứng.
Nguyên nhân dẫn đến tật vẹo cổ
Một số nguyên nhân dẫn đến tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh như:
– Căng cơ ức đòn: Thường vẹo cổ bẩm sinh xuất hiện là do các cơ nối giữa xương đòn, xương ức đòn với hộp sọ bị kéo căng. Tình trạng này khiến tư thế của thai nhi trong bụng mẹ bị ảnh hưởng khiến đầu trẻ bị nghiêng về một bên.
– Bất thường ở đốt sống cổ: Trong quá trình hình thành đốt sống cổ xảy ra những bất thường cũng là nguyên nhân dẫn đến tật vẹo cổ ở trẻ. Các bất thường này có thể là do các đốt sống cổ dính vào với nhau khiến việc cử động cổ khó khăn, đầu có dấu hiệu nghiêng sang một bên.
– Do di truyền: Nguyên nhân này thường hiếm gặp. Một số trường hợp tật vẹo cổ cũng có thể là do tổn thương nghiêm trọng ở hệ thống cơ hay thần kinh khiến đầu trẻ bị nghiêng sang một bên.
Vẹo cổ khiến đầu bé nghiêng sang một bên
Triệu chứng của tật vẹo cổ ở trẻ
Thông thường, trẻ bị tật ở cổ sẽ có những dấu hiệu điển hình như:
+ Đầu trẻ bị nghiêng sang một bên.
+ Trẻ thích bú một bên, cảm thấy khó chịu khi bú bên còn lại.
+ Khó khăn khi quay đầu quan sát mà trẻ thường nhìn qua một bên vai.
+ Trẻ thường xuyên nằm nghiêng về một hướng nhất định.
+ Ở cổ xuất hiện một vết sưng hay khối u nhỏ ở cổ.
Phương pháp điều trị tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh
Tật vẹo cổ được chia làm hai loại đó là vẹo cổ bẩm sinh và vẹo cổ do bệnh lý. Trường hợp vẹo cổ do bệnh bé sẽ được chỉ định điều trị bệnh mà bé đang gặp phải. Đối với trường hợp vẹo cổ bẩm sinh thì bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp điều trị như:
+ Tập vật lý trị liệu: Phương pháp này nhằm giúp cải thiện các kỹ năng vận động tại cổ của bé. Cha mẹ có thể trực tiếp tập tại nhà cho bé hoặc nhờ các chuyên gia huấn luyện kỹ thuật.
Các bài tập sẽ có tác dụng giúp các cơ bị kéo căng trở lại hình dạng bình thường. Nhờ vậy mà đầu bé cũng có thể giảm độ nghiêng. Bên cạnh luyện tập cha mẹ cũng cần cho bé đi khám thường xuyên để đánh giá mức độ tiến triển của bệnh.
>> Tìm hiểu thêm: Nhận biết dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi để phòng tránh biến chứng
Can thiệp điều trị tật vẹo cổ ở trẻ đúng cách
+ Đeo vòng cổ TOT: Đây là một loại dụng cụ giúp cố định phần cổ của bé một cách đơn giản. Vòng cổ TOT sẽ khiến phía đối diện với một bên đầu bị nghiêng có một chút áp lực. Nhẹ nhàng kéo căng cơ SCM để căn chỉnh cổ vào vị trí chính xác. Mỗi ngày cha mẹ sẽ đeo vào cổ của bé một thời gian được quy định. Tốt nhất cha mẹ nên sử dụng vòng cổ TOT kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất.
+ Thuốc tiêm Botox: Phương pháp này chỉ được sử dụng cho trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi. Thuốc tiêm Botox được tiêm trực tiếp vào cơ SCM có tác dụng làm giảm căng cơ, giúp tình trạng nghiêng đầu được cải thiện đáng kể. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà bé có thể được chỉ định với số lần tiêm khác nhau.
+ Phẫu thuật: Trường hợp các biện pháp trên không đáp ứng thì phẫu thuật chính là sự lựa chọn cuối cùng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ thực hiện quy trình phẫu thuật chỉnh hình.
Đi kèm với phương pháp phẫu thuật là các buổi tập vật lý trị liệu chuyên sâu. Ngoài ra, để duy trì vị trí chính xác của đầu thì bé cũng cần phải đeo nẹp.
Tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh cần được điều trị sớm và kiên trì mới mang lại hiệu quả cao. Vì vậy cha mẹ cần quan sát các dấu hiệu để nhận biết và đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời nhé.
>> Có thể bạn quan tâm: