Bệnh sốt mò là bệnh nhiễm trùng cấp tính thường khó chẩn đoán bởi có các dấu hiệu giống với các bệnh sốt cấp tính khác. Nếu không phát hiện và được điều trị kịp thời người bệnh có thể tử vong.
Sơ lược về bệnh sốt mò
Bệnh sốt mò là do một loại vi khuẩn gây bệnh thuộc họ Rickettsia gây nên. Đây là loại ký sinh trùng nội bào tự nhiên của loại mò thuộc họ Trombiculidae (hiện nay gọi là Leptotrombidium). Chúng thường xuất hiện thành ổ dịch trong tự nhiên và lây lan sang người khi bị ấu trùng mò đốt. Mò thường sinh sống ở các ký chủ trung gian như các loài gặm nhấm và phổ biến nhất là ở loài chuột.
Bệnh sốt mò do vi khuẩn kí sinh trên động vật gặm nhấm gây nên
Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh nhưng độ tuổi lao động thường có nguy cơ cao nhất. Những người đã mắc bệnh thường có thể miễn dịch lâu dài với chủng vi khuẩn gây bệnh nhưng lại chỉ có miễn dịch tạm thời với các chủng vi khuẩn khác.
Nguyên nhân gây bệnh sốt mò
Nguyên nhân gây bệnh sốt mò chủ yếu là do ấu trùng mò nhiễm vi khuẩn Orientia tsutsugamushi truyền qua người do trung gian nhiễm bệnh. Thông thường, ấu trùng mò và mò rất thích sinh sống ở những vùng đất ẩm, xốp hay trong các bờ suốt, khe hang, nơi có bụi rậm và có hạt để cho các loài gặm nhấm hay lui tới. Vì vậy, những người có nguy cơ dễ mắc sốt mò thường là:
+ Người hay đi làm nương, phát rẫy.
+ Người lao động và sinh hoạt trong ổ dịch.
+ Bộ đội đi dã ngoại.
+ Người thường nằm nghỉ trên bãi cỏ hoặc buộc võng vào gốc cây.
Các triệu chứng điển hình của bệnh sốt mò
Bệnh sốt mò thường có thời gian ủ bệnh trung bình từ 9 - 12 ngày. Người bị sốt mò có dấu hiệu sốt cao đột ngột, sốt liên tục và có kèm theo triệu chứng rét run, người mệt mỏi kèm theo đau đầu.
Da và niêm mạc ở người bị sốt mò bị xung huyết, vùng mặt và mu chân có thể bị phù nhẹ, kết mạc mắt bị xung huyết.
Một dấu hiệu đặc hiệu của bệnh sốt mò đó là có các vết loét ngoài da. Vết loét thường có hình bầu dục và có kích thước từ 0.5 - 2cm. Vết loét thường không đau, không tiết dịch và thường khu trú ở những vùng da mềm như bẹn, bụng, nách, cổ, ngực…
Bệnh sốt mò xuất hiện vết loét ngoài da
Ngoài ra, vào cuối tuần thứ nhất của bệnh còn xuất hiện các bạn ngoài da và phân bố chủ yếu ở phần thân. Trong một số trường hợp có thể xuất hiện ban xuất huyết.
Bệnh sốt mò còn gây sưng hạch lympho ở ngay tại vết loét. Hạch thường có kích thước khoảng 1.5 - 2cm, hạch di động bình thường, mềm nhưng không đau.
Bên cạnh đó, một số triệu chứng mà người mắc sốt mò cũng thường gặp đó là các triệu chứng tổn thương phổi, tổn thương tim mạch…
Phương pháp điều trị bệnh sốt mò
Điều trị sốt mò thường áp dụng 2 phương pháp đó là điều trị đặc hiệu và điều trị triệu chứng:
Sulfamid có tác dụng với Rickettsia nhưng chỉ dùng cho thể nhẹ và ngày nay ít dùng vì trong sốt mò có viêm nội mạc mao quản dễ gây phù nề, tắc mạch, nếu điều trị sulfamid dễ gây tổn thương cầu thận, ống thận.
+ Điều trị đặc hiệu: Người mắc bệnh sốt ve mò sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh. Clorocid và tetracyclin là hai loại kháng sinh thông dụng nhất được sử dụng trong điều trị bệnh sốt mò. Tuy nhiên hai loại thuốc này chỉ có thể kìm hãm sự tấn công của chủng vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt được chúng. Vì vậy trong hạch bạch huyết và hệ võng nội mô vẫn còn tồn tại vi khuẩn này và chúng có thể tái phát sau một thời gian.
+ Điều trị triệu chứng: Sốt ve mò khiến người bệnh sốt cao gây nên tình trạng mất nước, cơ thể mệt mỏi. Vì vậy cần chú ý áp dụng một số phương pháp nhằm điều trị triệu chứng của bệnh như:
Bệnh sốt mò cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời
- Bổ sung nước và điện giải: Sốt gây mất nước và các chất điện giải. Vì vậy bệnh nhân cần uống nhiều nước, nếu tình trạng mất nước nặng có thể chỉ định truyền dịch.
- Trợ tim mạch: Bệnh sốt mò thường gây nên tình trạng viêm nội mạch máu, viêm cơ tim. Vì vậy người bệnh cần được chỉ định dùng các loại thuốc trợ tim mạch như: spartein, coramin, ouabain.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin và dưỡng chất nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chú ý cần điều trị bội nhiễm nếu có.
Bệnh sốt mò thường khó chẩn đoán và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy khi thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu nào bất thường thì bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
>> Có thể bạn quan tâm: