https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Những điều cần biết khi trẻ bị sứt môi lúc mới sinh ra

Những điều cần biết khi trẻ bị sứt môi lúc mới sinh ra

Sứt môi là một dạng dị tật bẩm sinh khi phần môi được hình thành bị hở thay vì khép kín giống những người khác. Khi sinh con ra trong tình trạng như vậy nhiều mẹ đã rất lo lắng, buồn phiền.

Trẻ bị sứt môi có dấu hiệu như thế nào?

Những dấu hiệu cho biết trẻ sứt môi có thể nhận biết ngay từ thời điểm bé mới sinh ra. Cụ thể là:

+ Trên môi hoặc vòm miệng xuất hiện vết nứt. Những vết nứt này sẽ ảnh hưởng đến một trong hai bên của khuôn mặt.

+ Đôi khi trên môi chỉ có một vết nứt nhỏ cũng là một dấu hiệu của việc trẻ bị sứt môi. Vết nứt có thể chỉ kéo dài trên môi nhưng cũng có thể xuyên qua nướu trên và vòm miệng dưới mũi.

 Dấu hiệu trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch

Dấu hiệu trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch

+Trẻ sứt môi có thể không biểu hiện ra bên ngoài, vết nứt xuất hiện trên vòm miệng.

+ Còn một loại sứt môi ít phổ biến nữa là bị hở các cơ vòm miệng. Nghĩa là xuất hiện các vết nứt ở dưới niêm mạc miệng và được niêm mạc bao phủ lên trên. Loại hở hàm ếch này thường khó nhận biết cho đến khi tình trạng tiến triển theo chiều hướng xấu. Trẻ bị ảnh hưởng bởi tình trạng này sẽ có những biểu hiện như:

  • Khó nuốt.
  • Nói bằng giọng mũi.
  • Tái phát nhiễm trùng tai.

Bạn nên làm gì nếu trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch?

Tất nhiên bạn sẽ mong muốn con yêu của mình sinh ra được lành lặn. Tuy nhiên nếu con của bạn không may gặp phải tình trạng dị tật bẩm sinh này thì hãy nhớ những điều sau:

+ Không nên tự trách bản thân rằng mình đã làm điều không tốt với con. Chắc hẳn là một người mẹ bạn không hề mong muốn điều này. Tốt nhất bây giờ hãy mạnh mẽ lên và tìm cách chăm sóc tốt nhất cho trẻ.

+ Việc tìm người hỗ trợ là rất cần thiết cho bạn. Trong các bệnh viện chắc chắn sẽ có các nhân viên xã hội. Họ có thể sẽ giúp bạn tìm đến những cộng đồng và các nguồn lực tài chính cũng như giáo dục.

 Tìm sự giúp đỡ của các nhân viên xã hội tại bệnh viện

Tìm sự giúp đỡ của các nhân viên xã hội tại bệnh viện

+ Ngoài ra, hãy giúp con bạn lớn lên như bao đứa trẻ khác bằng những hành động như sau:

Đừng bao giờ quá chú ý đến khiếm khuyết của con. Bởi vì ngoài khiếm khuyết này con bạn vẫn giống như bao đứa trẻ bình thường khác.

Hãy chỉ ra những điểm mạnh của bé để giúp bé tự tin dù có vẻ bề ngoài không hoàn thiện. Bạn cũng có thể mang đến sự tự tin cho bé bằng cách cho bé tự lập trong một số chuyện.

Khuyến khích các động tác về ngôn ngữ cơ thể giúp trẻ tự tin hơn, chẳng hạn như mỉm cười, giữ cho trẻ ngẩng cao đầu hoặc giữ vai thẳng.

Và cuối cùng hãy luôn là một người bạn thực sự của bé. Hãy trò chuyện thật nhiều và quan tâm đến cảm xúc của con. Và khi đó bé sẽ xem bạn là chỗ dựa tin cậy mỗi khi gặp khó khăn trong việc hòa nhập cuộc sống bên ngoài.

Làm sao để phòng ngừa sứt môi và hở hàm ếch cho trẻ?

Sứt môi hở hàm ếch vẫn có thể phòng tránh nếu cha mẹ làm những việc này:

Thực hiện các xét nghiệm khi mang thai để phát hiện sớm các dị tật bấm sinh của thai nhi.

 Thực hiện các xét nghiệm khi mang thai để phát hiện sớm dị tật thai nhi

Thực hiện các xét nghiệm khi mang thai để phát hiện sớm dị tật thai nhi

Hãy tham khảo ý kiến của một số bác sĩ khi trong nhà đã có người bị hở hàm ếch. Các bác sĩ sẽ giới thiệu cho bạn một số chuyên gia trong lĩnh vực di truyền. Họ sẽ giúp bạn có những cách để hạn chế tình trạng này khi mang thai.

Sử dụng vitamin tổng hợp trước khi mang thai và trong giai đoạn mang thai có thể sẽ làm giảm nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, kể cả sứt môi và hở hàm ếch. Nếu bạn có dự định mang thai sớm, hãy bắt đầu dùng vitamin trước khi sinh ngay bây giờ.

Không được uống các chất có cồn trong giai đoạn mang thai. Đồng thời tuyệt đối sử dụng thuốc lá trong giai đoạn này. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, nhất là sứt môi hoặc hở hàm ếch.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46