Viêm tuyến nước bọt là bệnh lý khá phổ biến gây ra tình trạng đau và sưng ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Có rất nhiều người thắc mắc rằng liệu viêm tuyến nước bọt có lây không.
Tìm hiểu về bệnh viêm tuyến nước bọt
Tuyến nước bọt là hệ thống nước bọt nằm ở xung quanh khoang miệng với 3 tuyến chính là: Tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Chúng có tác dụng quan trọng trong việc tiến hóa thức ăn thành chất mềm để hệ tiêu hóa làm việc được hiệu quả hơn.
Khi bị viêm tuyến nước bọt, sinh hoạt ăn uống hàng ngày của bạn sẽ bị ảnh hưởng khá lớn. Bệnh lý này thường xuất hiện ở tuyến mang tai hoặc tuyến dưới hàm. Quai bị là bệnh viêm tuyến nước bọt mà bất cứ ai cũng bị một lần trong đời.
Viêm tuyến nước bọt là bệnh lý phổ biến
Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm tuyến nước bọt là do vi khuẩn, virus, nấm hoặc bị dị ứng. Ngoài ra, bệnh lý này còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:
+ Tuyến nước bọt có sỏi
+ Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày
+ Vùng đầu hoặc cổ đã từng điều trị bằng phương pháp xạ trị
+ Đờm, nhầy làm ống tuyến nước bọt bị tắc nghẽn.
+ Bị suy dinh dưỡng hoặc mất nước.
Bệnh viêm tuyến nước bọt ít khi gặp phải biến chứng. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời thì trong tuyến nước bọt sẽ xuất hiện mủ gây ra tình trạng áp xe. Nếu là khối u lành tính thì các tuyến nước bọt sẽ bị phình ra. Nhưng nếu là khối u ác tính có thể gây khó khăn cho việc chuyển động ở mặt, thậm chí gây ung thư.
Bệnh viêm tuyến nước bọt có lây không?
Viêm tuyến nước bọt có lây không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đến. Và câu trả lời cho thắc mắc này chính là không lây nhiễm kể cả khi người thân trong gia đình bạn mắc bệnh. Lý do là bởi:
+ Khi bị viêm tuyến nước bọt thời gian dài sẽ xuất hiện các khối u. Đa phần các khối u đều là lành tính và không lây lan đến bộ phận khác. Với những khối u ác tính sẽ chuyển thành ung thư và lây lan trong cơ thể người bệnh. Song những tế bào ác tính này lại không có trong tuyến nước bọt nên không thể lây truyền.
+ Nhiều nghiên cứu đã chứng minh viêm tuyến nước bọt là bệnh không lây nhiễm giữa người với người.
Viêm tuyến nước bọt không lây từ người sang người
Dẫu bệnh không có sự lây lan thế nhưng viêm tuyến nước bọt có thể xuất hiện ở bất cứ đâu và ai cũng có nguy cơ mắc phải. Thậm chí, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, để bệnh phát triển thành ung thư thì khả năng gây tử vong là rất lớn.
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm tuyến nước bọt
Để điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt, bác sĩ sẽ tiến hành xác định nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó mới có thể đưa ra những phương pháp thích hợp nhất. Kháng sinh sẽ được sử dụng để điều trị bệnh nếu nguyên nhân gây ra là do virus, vi khuẩn. Sử dụng thuốc kháng sinh để làm giảm các cơn đau, sưng và tăng lưu lượng nước bọt. Nếu đã xuất hiện sỏi hoặc khối u thì phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ.
Súc miệng sau khi ăn để loại bỏ vi khuẩn gây viêm tuyến nước bọt
Một số cách phòng ngừa bệnh viêm tuyến nước bọt mà bạn có thể tham khảo như:
+ Đánh răng 2 lần/ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, làm sạch các kẽ răng bằng chỉ nha khoa.
+ Sau mỗi bữa ăn, bạn nên rửa sạch miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối để loại bỏ hoàn toàn những vi khuẩn gây bệnh.
+ Hạn chế hoặc không uống rượu bia, hút thuốc lá.
+ Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh phải rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn.
+ Có chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Chắc hẳn những thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi viêm tuyến nước bọt có lây không? Đừng quên thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, lành mạnh để cơ thể luôn được khỏe mạnh.
>> Có thể bạn quan tâm: