https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Tất tần tật về bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tất tần tật về bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chị Phương (Hoàng Mai) đến cơ quan trong bộ dạng phờ phạc, đồng nghiệp hỏi ra mới biết mấy hôm nay bé Tôm nhà chị mắc phải hăm tã, hai mông đỏ ửng đau đớn khiến bé quấy khóc cả đêm không chịu ngủ. Đây không phải lần đầu tiên Tôm bị hăm tã mặc dù chị Phương đã rất cẩn thận trong việc giữ gìn vệ sinh cho bé, vậy mà không hiểu sao hăm tã vẫn xuất hiện.

Theo thống kê, khoảng 30% trẻ từ 0-24 tháng tuổi mắc phải hăm tã. Vậy, đâu là lý do khiến hăm tã trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu bậc cha mẹ có con nhỏ trên toàn thế giới? Dưới đây là những thông tin cơ bản về bệnh mà mọi bậc cha mẹ cần nắm được để bảo vệ con.

Hăm tã là gì?

Theo thuật ngữ y tế, hăm tã được định nghĩa là “viêm da do kích ứng với tã”, hay còn gọi là tình trạng da bị viêm trong khu vực trẻ mặc tã. Khi bị viêm trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngáy, đau đớn, tệ hơn có thể bị rát và chảy máu.

Hăm tã là bệnh lý phổ biến ở trẻ

Hăm tã là bệnh lý phổ biến ở trẻ

Nguyên nhân gây bệnh?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé mắc phải hăm tã, nhưng theo bác sĩ chuyên khoa bệnh xuất hiện chủ yếu do những yếu tố sau:

  • - Do trẻ mặc tã thường xuyên hoặc bé bị tiêu chảy kéo dài khiến da tiếp xúc liên tục với phân và nước tiểu gây kích ứng da.
  • - Do tã/bỉm không phù hợp với cơ địa của bé hoặc mẹ dùng khăn ướt có chất tẩy để vệ sinh cho con.
  • - Da bé bị kích ứng với các hóa chất làm mềm vải, xà bông giàu chất tẩy rửa để giặt đồ.
  • - Mẹ mặc cho bé quần áo quá chật, quần áo làm từ chất liệu vải cứng gây cọ xát vào da thịt bé ở những vị trí da mỏng, nhạy cảm như: bẹn, mông, cổ…
  • - Mẹ vệ sinh da bé không đúng cách khiến vi khuẩn vẫn khu trú trên da gây nên viêm nhiễm, lở loét.

Dấu hiệu nhận biết?

  • - Vùng da: bẹn, mông, cổ… của trẻ xuất hiện mụn nước, trợt da, đỏ ửng, thậm chí là chảy máu.
  • Trẻ có cảm giác bị đau và khóc khi mẹ lau mông cho trẻ.
  • - Trẻ sẽ khóc to khi mẹ tắm vùng mông của trẻ bằng nước ấm.
  • - Trẻ ngứa ngáy nên sẽ cố gắng gãi vùng mông khi mẹ vừa tháo tã của trẻ ra.

Mẹ đang điều trị hăm tã cho trẻ bằng phương pháp nào?

Khi con bị hăm tã, một trong những câu hỏi đầu tiên của cha mẹ sẽ là: điều trị hăm tã cho con bằng cách nào???

Hiện nay đang phổ biến 3 cách điều trị hăm tã cho trẻ được hàng nghìn mẹ áp dụng, đó là:

Sử dụng kem bôi trị hăm

Kem trị hăm chứa corticoid gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Kem trị hăm chứa corticoid gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Tác dụng nhanh, mạnh nên kem bôi trị hăm cho bé rất “được lòng” các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại kem trị hăm nên nếu không tìm hiểu kỹ càng về thành phần, nguồn gốc xuất xứ, quá trình sản xuất… các bậc cha mẹ dễ mua phải những tuýt kem có chứa corticoid, chứa hóa chất liều lượng cao khi bôi lên da bé sẽ gây nên hiện tượng kích ứng và biến chứng nguy hiểm: teo da, rạn da, suy tuyến thượng thận…

Vì vậy, cha mẹ cần thận trọng trước khi cho con sử dụng các loại kem bôi trị hăm để không xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem thêm: Thuốc trị hăm háng cho trẻ  loại nào tốt nhất?

Áp dụng các bài thuốc dân gian truyền miệng

Sử dụng bài thuốc dân gian trị hăm là phương pháp được truyền từ đời này sang đời khác. 90% cha mẹ tin rằng phương pháp này đem lại sự an toàn cho bé, nhưng trên thực tế có không ít những lời cảnh báo về tình trạng trẻ có thể bị kích ứng, nhiễm trùng, bệnh thêm nặng khi sử dụng các loại lá tắm có chứa hóa chất, bụi bẩn, tàn dư thuốc bảo vệ thực vật…

Lá tắm cần được sơ chế sạch sẽ trước khi tắm cho bé

Lá tắm cần được sơ chế sạch sẽ trước khi tắm cho bé

Do đó, khi lựa chọn lá trầu không, lá khế, lá chè xanh hay cây mã đề… để trị hăm cho trẻ, cha mẹ cần đảm bảo các loại lá này đã được vệ sinh sạch sẽ, sơ chế kỹ càng để không xảy ra hiện tượng kích ứng, nhiễm trùng.

Chữa hăm bằng sữa tắm, phấn rôm

Nhiều cha mẹ vẫn truyền tai nhau dùng phấn rôm để chữa hăm, tuy nhiên đây là thói quen sai lầm. Phấn rôm có thể bám vào các nếp gấp trên da và giữ ẩm khiến vùng da bị hăm lâu khỏi hơn. Ngoài ra, nếu phụ huynh bất cẩn có thể khiến cho bé hít phấn rôm vào phổi ảnh hưởng hệ hô hấp.

Dùng phấn rôm trị hăm là phương pháp sai lầm

Dùng phấn rôm trị hăm là phương pháp sai lầm

Số khác lại cho rằng con bị hăm là do vệ sinh không sạch sẽ nên ra sức sử dụng sữa tắm có chứa hóa chất tẩy rửa để vệ sinh cho con. Phương pháp này không những không hiệu quả mà còn khiến tình trạng hăm ở trẻ thêm nặng. Cách tốt nhất cha mẹ nên vệ sinh cho bé bằng nước ấm sạch để đảm bảo an toàn.

Tìm hiểu thêm: Trị hăm tã cho bé bằng lá trầu không

5 cách đơn giản giúp phòng ngừa hăm tã ở trẻ

Để hăm tã không có cơ hội ghé thăm da bé, các mẹ cần thường xuyên thay tã/bỉm cho con.

- Lựa chọn loại tã với chất liệu và kích cỡ phù hợp với làn da, vóc dáng của trẻ, tã có độ thấm hút tốt, bề mặt mềm mại đem lại cảm giác thoải mái cho bé.

- Vệ sinh vùng sinh dục của bé nhẹ nhàng, lau khô da bé trước khi quấn tã.

- Mẹ chú ý chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đồng thời theo dõi để biết bé có bị dị ứng với các thực phẩm lạ hay không để kịp thời tránh.

- Nên để trẻ được “nude” nhiều hơn, thời gian quấn tã/bỉm ít đi để tình trạng hăm không diễn ra.

Nên và không nên làm gì khi trẻ bị hăm tã?

Trẻ bị hăm tã kéo dài không những ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ mà còn có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm như: sốt, tiêu chảy cấp… vì vậy, ngay khi trẻ bị hăm cha mẹ hãy áp dụng ngay những điều nên và không nên sau:

Vệ sinh sạch sẽ vùng da quấn tã là cách đơn giản để trẻ hết hăm

Vệ sinh sạch sẽ vùng da quấn tã là cách đơn giản để trẻ hết hăm

Nên

  • - Vệ sinh sạch sẽ vùng da quấn tã cho bé mỗi khi bé đại tiện, tiểu tiện.
  • - Nên dùng tã lót, quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi với chất liệu cotton.
  • - Thay tã thường xuyên ngay cả khi bé không bị ướt, đặc biệt trẻ sơ sinh cần được thay tã nhiều hơn những bé ở độ tuổi khác (khoảng 12 lần một ngày).
  • - Thỉnh thoảng nên cho mông, bẹn của bé được thông thoáng bằng cách ngừng quấn tã/bỉm.

- Nên đưa trẻ tới bác sĩ nếu tình trạng hăm tã kéo dài, bé bị sốt, tiêu chảy.

Không nên

  • - Không dùng tã/bỉm quá chật hoặc quá lỏng gây bí da, khó chịu cho bé.
  • - Không nên dùng phấn rôm gây bít lỗ chân lông khiến tình trạng hăm nặng hơn.
  • - Không dùng sữa tắm, kem bôi có chứa hóa chất, corticoid gây kích ứng, nhiễm trùng da bé.
  • - Không dùng lá tắm chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, trứng côn trùng để trị hăm cho trẻ.

Bí quyết trị hăm tã cho trẻ sau 3-5 ngày?

Hăm tã là bệnh lý thường gặp ở trẻ nên rất nhiều cha mẹ chủ quan không kịp thời điều trị cho con, đến khi bệnh kéo dài trong nhiều tuần, thậm chí tái lại trong nhiều tháng mới tá hỏa tìm kiếm phương pháp.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu hăm tã không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ đau đớn tới sốt cao, tiêu chảy cấp, trong khi đó phương pháp trị hăm đảm bảo yếu tố an toàn và hiệu quả rất ít nên càng khiến cha mẹ lo lắng.

Tuy nhiên, với sự ra đời của gel bôi trị hăm Oatrum Kids đã giúp cha mẹ giải tỏa được nỗi lo lắng. Với chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, không chứa hóa chất bảo quản, không chất tạo mùi, không corticoid nên an toàn tuyệt đối cho làn da của bé. Đặc biệt, với khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa và làm sạch da nên Oatrum Kids có thể đánh bay hăm tã chỉ sau 3-5 ngày. Sản phẩm được thiết kế dạng gel nên rất an toàn và tiện dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Hơn 50.000 mẹ Việt đã lựa chọn sản phẩm để điều trị bệnh lý ngoài da cho con: Hăm tã, mụn nhọt, trầy xước, côn trùng cắn… và có những phản hồi rất tốt, mẹ còn chần chừ gì mà chưa bổ sung vào tủ thuốc của gia đình mình?

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status