Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em khá phổ biến, nhất là ở những nơi có điều kiện sống không tốt, ẩm thấp. Đây là cũng là một loại bệnh có thể lây lan giữa người này sang người khác, chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải biết cách điều trị cũng như phòng ngừa để bảo vệ cho đôi mắt của trẻ luôn khỏe mạnh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là do một loại virus có tên là Adenovirus hoặc do vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn gây ra. Điều kiện thời tiết tốt nhất để bùng phát dịch đau mắt đỏ là vào mùa nắng nóng, lúc giao mùa, thời tiết ẩm thấp và có mưa nhiều. Đây là lúc sức đề kháng của cơ thể yếu nhất khiến các virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công hơn.
Ngoài ra, môi trường sống xung quanh trẻ không đảm bảo vệ sinh, nhiều khói bụi, ô nhiễm cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ dễ bị bệnh đau mắt đỏ.
Vi khuẩn, virus là nguyên nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ ở trẻ
Trẻ hay có thói quen dụi mắt, sau khi tiếp xúc với những đồ vật không đảm bảo vệ sinh, thay vì đi rửa tay sạch sẽ trẻ lại đưa tay lên dụi mắt cũng có thể hình thành nên bệnh đau mắt đỏ. Bên cạnh đó, đau mắt đỏ là bệnh có tính lan truyền, trẻ có thể mắc bệnh nếu:
+ Tiếp xúc nhiều với những người đang bị đau mắt đỏ.
+ Chạm vào đồ dùng, vật dụng của người bệnh hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như chậu rửa mặt, khăn tay, gối… với người bệnh.
+ Hay dụi mắt.
+ Dùng chung hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước của những người nhiễm bệnh.
+ Sinh hoạt hoặc đến những nơi công cộng có đông người qua lại.
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
Triệu chứng bạn có thể nhìn thấy rõ nhất khi trẻ bị đau mắt đỏ chính là lòng trắng của mắt chuyển sang màu đỏ và có ghèn. Thông thường, một bên mắt sẽ đỏ trước rồi nhanh chóng lan sang mắt còn lại. Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu trong mắt, cảm giác cộm lên như có cát, lúc ngủ dậy rất khó để mở mắt do có nhiều ghèn dính chặt.
Mắt đỏ và có ghèn là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh đau mắt đỏ
Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh mà ghèn mắt sẽ có màu vàng hoặc màu xanh. Mí mắt bắt đầu sưng nề, mọng mắt đỏ và đau nhức, chảy nước mắt. Ngoài ra, trẻ cũng có thể có thêm một số triệu chứng như: sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi, ho, tai nổi hạch.
Khi bị đau mắt đỏ, thị lực của trẻ vẫn bình thường và không bị suy giảm. Tuy nhiên nếu bệnh tiến triển ngày một nặng hơn, mắt của trẻ sẽ có thể bị phù đỏ, xuất huyết dưới kết mạc, có màng giả bên trong mắt… gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Tham khảo: làm gì khi trẻ 2 tuổi đau mắt đỏ có ghèn?
Phương pháp điều trị bệnh đau mắt đỏ ở trẻ
Đau mắt đỏ không phải là một bệnh lý nghiêm trọng nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Thông thường, sau 7 – 10 ngày bệnh sẽ khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu phát hiện chậm hoặc điều trị không đúng cách thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: viêm giác mạc, loét giác mạc, nặng hơn là mù lòa.
Khi bị đau mắt đỏ, trẻ thường cảm thấy khó chịu, quấy khóc. Để giúp bé thấy dễ chịu hơn cũng như làm giảm tình trạng bệnh, các bậc phụ huynh nên sử dụng những cách sau:
Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ để thuyên giảm bệnh đau mắt đỏ
+ Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý: Khi trẻ có dấu hiệu bị đau mắt đỏ, hãy nhỏ nước muối sinh lý cho bé 3-4 lần/ngày. Mọi người trong gia đình cũng nên nhỏ mỗi ngày 2-3 lần để phòng tránh nguy cơ lây lan. Lưu ý mỗi người trong gia đình phải dùng riêng một lọ nước muối sinh lý khác nhau, nên mua nước muối sinh lý ngoài hiệu thuốc thay vì tự pha ở nhà.
+ Tăng cường sức đề kháng: Đau mắt đỏ nguyên nhân chính do virus và vi khuẩn gây ra, vì thế việc tăng sức đề kháng cho trẻ cũng giúp cho điều trị bệnh được dễ dàng hơn. Các mẹ nên bổ sung cho bé các loại rau củ quả, vitamin C để nâng cao sức đề kháng. Nếu trẻ còn đang trong thời kỳ bú mẹ thì người mẹ nên bổ sung thực phẩm gia tăng sức đề kháng, trẻ sẽ gián tiếp được tăng cường đề kháng thông qua sữa mẹ.
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em có thể bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào, vì thế các bậc phụ huynh cần phải nắm bắt được thông tin cụ thể về căn bệnh này, từ đó mới có những biện pháp chữa bệnh và phòng ngừa cho trẻ hiệu quả.
Tham khảo: Trẻ bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì?