https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng bài thuốc dân gian giá 0 đồng

Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng bài thuốc dân gian giá 0 đồng

Chè xanh, trầu không, lá khế, cây mã đề, búp ổi, cỏ sữa, roi ngựa, dầu ô liu… là những cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh không chỉ phổ biến mà còn rất được lòng các mẹ bỉm sữa. 

Lí giải sức hút của cách chữa hăm cho trẻ bằng bài thuốc dân gian

Từ xa xưa, cỏ cây thiên nhiên không chỉ là người bạn thân thiết của người dân Việt Nam mà còn là vị thuốc quý giúp chữa bệnh, tăng cường sức khỏe. Đó là lí do, dù bị bất cứ chứng bệnh gì mọi người đều tìm đến các bài thuốc dân gian để chữa trị. Một trong số đó là bệnh hăm tã ở trẻ.

Trị hăm bằng bài thuốc dân gian chưa bao giờ lỗi mốt

Trị hăm bằng bài thuốc dân gian chưa bao giờ lỗi mốt

Để trị bệnh hăm tã, các bậc cha mẹ thường tìm đến là chè xanh, lá trầu không, lá khế, cây mã đề, búp ổi, cỏ sữa, roi ngựa hoặc dầu ô liu. Sở dĩ các bài thuốc trị hăm này được nhiều mẹ bỉm chọn mặt gửi vàng là vì chúng rất an toàn và lành tính với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, công dụng trị hăm tã của những bài thuốc này cũng được nhiều người rỉ tai nhau là có thật. Ngoài ra, các bài thuốc dân gian thường dễ kiếm, tiết kiệm và nhiều khi có thể xin, tự trồng hoặc mua với giá từ 0 đến vài nghìn đồng là có thể tiêu tan được hăm tã. 

Tuy vậy, các bài thuốc trị hăm này cũng có nhược điểm đó là phải cầu kỳ khi thực hiện, phải sử dụng kiên trì mới mang lại hiệu quả, đó là chưa kể, nếu không được rửa sạch các bài thuốc này vẫn có thể chứa bụi bẩn, sâu bọ, hóa chất hoặc thuốc trừ sâu gây tổn thương da và khiến tình trạng hăm tã ở trẻ trở nên trầm trọng và khó chữa hơn.

6 bài thuốc dân gian chữa hăm tã cho trẻ an toàn và hiệu quả 

* Cách chữa hăm tã cho trẻ bằng lá trầu không

Theo y học cổ truyền lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, vào ba vị kinh phế, tỳ, vị. Đặc biệt, lá trầu không còn có tính năng hạ khí, chỉ khai, tiêu viêm, sát khuẩn và ký sinh trùng, trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa, thần kinh và phòng bệnh lam sơn chướng khí. Y học hiện đại cũng cho rằng, lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, giúp ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli và các loại nấm.

Lá trầu không – giải pháp trị hăm hiệu quả - Trị hăm tã bằng lá trầu không

Lá trầu không – giải pháp trị hăm hiệu quả

Để trị hăm tã cho trẻ bằng là trầu không mẹ cần thực hiện các bước sau:

- Hái khoảng 5 lá trầu không, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 30 phút, vớt để ráo nước sau đó cho vào nồi cùng 2-3 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút, để nguội và vệ sinh vùng da bị hăm tã cho trẻ. Mẹ nhẹ nhàng thấm nước lá trầu không lên khu vực da bé bị hăm, thấm khô và mặc quần áo cho bé. Chỉ cần kiên trì thực hiện khoảng 3 ngày là có thể cải thiện tình trạng hăm tã ở trẻ.

- Lưu ý, lá trầu không đun xong không sử dụng hết, mẹ có thể bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần trong ngày. Tuyệt đối không lưu trữ để sử dụng sang ngày tiếp theo.

* Cách chữa hăm tã cho trẻ bằng lá khế 

Lá khế có vị chát tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu, thích hợp cho việc trị các chứng lở ngứa, ung nhọt, rôm sảy, dị ứng, mẩn ngứa, hăm tã. Lá khế cũng rất lành tính, có khả năng sát khuẩn nên có thể dùng để đun nước uống hoặc tắm khi bị nóng.

Lá khế lành tính nên an toàn cho trẻ sơ sinh - Trị hăm tã bằng lá khế

Lá khế lành tính nên an toàn cho trẻ sơ sinh

Xem thêm: Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất?

Lá khế cũng được nhiều mẹ lựa chọn để trị hăm tã cho trẻ. Cách làm như sau, lấy một nắm lá khế loại bánh tẻ, không sâu, không già úa rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để khử sạch bụi bẩn. Sau đó, cho vào cối giã nát cùng vài hạt muối, đến khi lá khế nhuyễn đổ thêm 1 lít nước, dùng dụng cụ lọc lấy nước cốt rửa cho bé mỗi lần bé tiểu tiện, đại tiện hoặc thay tã bỉm. 

* Cách chữa hăm tã cho trẻ bằng lá chè xanh

Không chỉ là thức uống giải nhiệt cực tốt, chè xanh còn đứng đầu danh sách trong loạt bài thuốc trị hăm tã hiệu quả cho trẻ. Sở dĩ chè xanh giúp tiêu diệt nhanh hăm tã là vì có chứa nhiều thành phần đặc biệt: lyzozym giúp tiêu diệt vi khuẩn bám trên da; tanin giúp giảm đau nhanh, làm khô thoáng làn da, phục hồi da bị tổn thương; vitamin C và các kháng thể giúp đẩy lùi hăm tã hữu hiệu.

Chè xanh cực hiệu nghiệm với hăm tã - Trị hăm tã bằng chè xanh

Chè xanh cực hiệu nghiệm với hăm tã

Muốn trị hăm tã bằng chè xanh hiệu quả, mẹ cần thực hiện các bước sau:

- Hái hoặc mua một nắm lá chè xanh, rửa sạch qua nhiều lần nước cho vào nồi đun cùng 3 lít nước khoảng 5-10 phút sau đó tắt bếp. Đợi nước nguội mẹ lau rửa vùng hăm tã cho bé, sau đó lau khô bằng khăn xô và mặc quần áo cho trẻ.

* Cách chữa hăm cho trẻ bằng cây mã đề

Ngoài lá khế, chè xanh, trầu không thì cây mã đề cũng là một lựa chọn lí tưởng để trị hăm tã cho trẻ. Theo đông y, cây mã đề có chứa kháng sinh tự nhiên, rất mát và lành tính nên mang lại hiệu quả cao trong trị hăm tã.

Cây mã đề cũng là “khắc tinh” của hăm tã - trị hăm tã bằng mã đề

Cây mã đề cũng là “khắc tinh” của hăm tã

Đặc biệt, cách chữa hăm tã cho trẻ bằng cây mã đề cũng rất đơn giản, dễ làm. Cụ thể: 

- Lấy một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua với nước muối, để ráo nước rồi vò nát và thoa nhẹ nước cốt lên vùng da trẻ bị hăm. Chỉ cần thực hiện 2-3 lần/ngày sẽ giúp làm dịu da, hàn gắn những tổn thương trên da bé do hăm tã gây ra.

* Cách chữa hăm cho trẻ bằng cỏ roi ngựa

Cỏ roi ngựa từ lâu đã được biết đến là loại cây có tính mát, vị đắng, giúp giải độc, tiêu viêm, hoạt huyết, sát trùng, giảm đau, trị mụn, thanh nhiệt… giúp hỗ trợ điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả.

Trị hăm tã đừng quên cỏ roi ngựa - Trị hăm tã bằng cỏ roi ngựa

Trị hăm tã đừng quên cỏ roi ngựa

Muốn chữa hăm tã cho trẻ, mẹ cần phơi khô cây cỏ ngựa, rửa sạch rồi cho vào nước sôi hãm khoảng 15 phút. Tiếp đó mẹ dùng khăn xô mềm chấm nước cây cỏ ngựa vào vết da bị hăm tã 2-3 lần/ ngày đảm bảo sẽ cỉa thiện tình trạng hăm tã ở trẻ đáng kể.

* Cách chữa hăm cho trẻ bằng dầu ô liu

Nhờ khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa hiệu quả, dầu ô liu được sử dụng trong việc trị nứt gót chân, chàm sữa, viêm da, hăm tã ở trẻ. Đặc biệt, dầu dừa còn có tác dụng giảm ngứa, làm dịu da nên mang lại sự thoải mái, an toàn khi sử dụng.

Không chỉ làm mềm mịn da, dầu ô liu còn chữa được hăm tã - trị hăm tã bằng dầu ô lưu

Không chỉ làm mềm mịn da, dầu ô liu còn chữa được hăm tã

Cách chữa hăm bằng dầu ô liu được thực hiện như sau: Rửa sạch vùng da trẻ bị hăm tã, lâu khô bằng khăn bông, sau đó thoa một lớp dầu ô liu mỏng vào vùng da bị hăm ở trẻ. Sau 15 phút rửa vùng da này bằng nước ấm, thấm khô và mặc quần áo cho trẻ.

Tạm kết

Có thể nói, 6 cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng bài thuốc dân gian đang chiếm trọn niềm tin cho các mẹ. Song có một thực tế là không phải mẹ nào cũng đủ thời gian và sự kỳ công để lựa chọn biện pháp này trong khi trẻ đang ở trong tình trạng nước sôi lửa bỏng và cần được trị hăm tã nhanh chóng. 

Một tips hay mẹ có thể tham khảo là sử dụng thoa gel thảo dược Oatrum Kids. Nhờ tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa hiệu quả, sản phẩm giúp giảm cảm giác đau rát, mẩn đỏ, ngứa ở trẻ đồng thời giúp tái tạo làn da cho bé và trị triệt để hăm tã chỉ sau 2-3 ngày sử dụng.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46