https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Các bệnh về mắt ở trẻ em mà phụ huynh nên quan tâm

Các bệnh về mắt ở trẻ em mà phụ huynh nên quan tâm

Từ khi mới sinh ra cho đến khi trưởng thành trẻ em có thể mắc phải nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có bệnh về mắt. Phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này bởi trong số các bệnh về mắt ở trẻ em, có những bệnh diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của trẻ. Không được điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày sau này.

Một số bệnh về mắt phổ biến ở trẻ em

+ Tật khúc xạ

Đây là bệnh lý thường gặp nhất ở những trẻ bị cận thị, viễn thị, loạn thị hoặc có sự chênh lệch về khả năng nhìn giữa 2 mắt. Đây là bệnh có thể do bẩm sinh và cũng có thể do quá trình trưởng thành của trẻ gây ra. Những trẻ bị tật khúc xạ thường hay nheo mắt, khi nhìn một vật nào đó hay nghiêng đầu hoặc vẹo cổ, nhìn thời gian dài bị nhức đầu, nhức mắt.

 Tật khúc xạ thường xuất hiện ở những trẻ bị cận, viễn hoặc loạn thị

Tật khúc xạ thường xuất hiện ở những trẻ bị cận, viễn hoặc loạn thị

Bên cạnh việc đi khám chuyên khoa để tìm ra phương hướng để điều trị thích hợp thì chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng có tác dụng không nhỏ trong việc điều trị. Thông thường tật khúc xạ do tác động bên ngoài có khả năng khỏi hẳn, nhưng nếu trẻ bị bẩm sinh thì chỉ có thể hạn chế để bệnh không diễn biến xấu đi.

+ Tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ là tình trạng chỉ xảy ra ở các trẻ sơ sinh, lúc này những giọt nước mắt của trẻ không thể thoát ra ngoài. Do vậy, khi nhìn vào mắt bé bạn luôn có cảm giác đôi mắt của bé ngập nước. Đặc biệt, sau khi ngủ dậy, xung quanh mí mắt của bé thường dính nhiều gỉ vàng và rất khó để mở mắt.

+ Viêm kết mạc do nhiễm khuẩn

Cũng giống như tắc tuyến lệ, viêm kết mạc do nhiễm khuẩn chỉ xuất hiện ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân chính là do trong quá trình sinh nở, vi khuẩn từ người mẹ lây sang trẻ. Ngoài ra, những trẻ bị tắc tuyến lệ cũng có thể mắc phải bệnh này.

Biểu hiện của bệnh là đôi mắt của bé bị đỏ, có vảy màu trắng, xanh hoặc vàng và thường xuyên bị chảy nước. Các mẹ nên lưu ý để chữa trị kịp thời cho trẻ.

+ Mắt trẻ bị lé, lác

Đây là một trong các bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp nhất. Nó không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến khả năng nhìn của trẻ. Khi mắt bị lác, 2 mắt sẽ nhìn theo 2 hướng khác nhau. Lúc này, cơ chế của não bộ sẽ xóa đi hình ảnh của bên mắt bị lác, không cho mắt này nhìn nữa, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng mắt lác bị nhược thị và mất khả năng nhìn. Việc điều trị sớm sẽ giúp cho trẻ tăng khả năng phục hồi thị giác cho cả 2 mắt của trẻ.

 Trẻ bị lé, lác mắt có thể dẫn đến nguy cơ nhược thị

Trẻ bị lé, lác mắt có thể dẫn đến nguy cơ nhược thị

+ Sụp mí bẩm sinh

Có nhiều trẻ khi mới sinh ra đã bị sụp mí, biểu hiện rõ nhất là mí mắt sa xuống, không có nếp mí rõ ràng, mí trên ít cử động khi trẻ nhìn. Phương pháp hiệu quả nhất để điều trị bệnh lý này là phẫu thuật.

Đọc thêm: Trẻ bị đau mắt có ghèn là bị bệnh gì?

Những bệnh về mắt có thể gây nguy hiểm đến thị lực của trẻ

+ Ung thư võng mạc

Trẻ dưới 3 tuổi là độ tuổi có nguy cơ bị ung thư võng mạc nhất, bệnh lý này thường xảy ra ở 1 hoặc cả 2 mắt với những khối u ác tính nguyên phát. Không chỉ ảnh hưởng đến thị lực, nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.

+ Đục thủy tinh thể bẩm sinh

Những nguyên nhân có thể khiến trẻ mắc bệnh đục thủy tinh thể bao gồm: Do nhiễm khuẩn, di truyền từ người thân trong gia đình, rối loạn chuyển hóa… Biểu hiện rõ nhất để phát hiện ra bệnh đó là khi nhìn vào mắt trẻ thấy ánh hồng và xuất hiện ánh trắng trong mắt nếu chiếu đèn vào. Việc điều trị bệnh phụ thuộc rất lớn vào khả năng phát hiện ra bệnh sớm hay muộn, phát hiện càng sớm thì càng có khả năng phục hồi cao hơn.

 Đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể khiến trẻ mất thị lực hoàn toàn

Đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể khiến trẻ mất thị lực hoàn toàn

+ Bệnh sợ ánh sáng

Mắt trẻ to hơn bình thường ngay từ khi mới chào đời là biểu hiện đầu tiên của bệnh lý này. Giác mạc sau đó sẽ tiếp tục tình trạng giãn lồi và xuất hiện các nếp gấp khiến giác mạc bị đục và phù. Thị lực của trẻ sẽ khó để phục hồi nếu giác mạc đã bị phù đục đến giai đoạn muộn.

Để đảm bảo cho đôi mắt của trẻ luôn đẹp và khỏe mạnh, các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng/lần. Ngoài ra, nếu mắt trẻ có bất cứ biểu hiện nào khác thường, cần cho trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời nhé.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46