Từ A-Z quy trình thay băng vết thương an toàn, đúng kỹ thuật

Thay băng vết thương là kỹ thuật quan trọng liên quan trực tiếp đến sự phục hồi tổn thương sau chấn thương. Do đó, quy trình thay băng vết thương cần được thực hiện đúng cách, đúng thời điểm và đảm bảo an toàn. Những hướng dẫn cụ thể dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ kỹ thuật để áp dụng cho bản thân và gia đình.

Phân loại vết thương

Trước khi tiến hành kỹ thuật thay băng vết thương, bạn cần phân loại được tình trạng tổn thương trên da, để từ đó đưa ra quy trình phù hợp.

Cụ thể, vết thương được chia thành các loại sau:

Vết thương sạch

+ Vết thương có khâu chỉ: Mép vết thương phẳng, các chân chỉ không có dấu hiệu bị sưng, đỏ hay mưng mủ.

+ Vết thương không khâu: Không có dấu hiệu sưng tấy hoặc đang trong quá trình lên da non.

Trước khi thay băng vết thương cần phân loại vết thương

Trước khi thay băng vết thương cần phân loại vết thương

Vết thương bị nhiễm khuẩn

Dấu hiệu nhận biết dễ dàng khi vết thương bị nhiễm khuẩn đó là: Vết thương bị sưng tấy kèm theo người bệnh có dấu hiệu sốt.

Vết thương nhiễm khuẩn chia thành 2 loại:

+ Vết thương có khâu chỉ: Xung quanh vết thương đỏ, sưng tấy, chân chỉ đỏ, thậm chí loét ra khi đã nặng.

+ Vết thương không khâu: Xung quanh vết thương tấy đỏ, bên trong có chứa mủ và các tổ chức hoại tử.

Hướng dẫn thay băng vết thương an toàn, đúng kỹ thuật

Trước khi kỹ thuật thay băng vết thương diễn ra, người thay băng/nhân viên y tế cần chuẩn bị những dụng cụ sau:

Chuẩn bị dụng cụ trước khi thay băng vết thương

Chuẩn bị dụng cụ trước khi thay băng vết thương

+ 1 hộp đựng gạc vô khuẩn gồm gạc lớn, gạc nhỏ, gạc vừa.

+ 1 chai nước muối sinh lý Nacl 0,9%.

+ 1 lọ betadin.

+ Thuốc tím, thuốc đỏ, xanh metylen, dầu cá.

+ Găng tay sạch.

+ Băng dính.

+ Kéo cắt băng.

+ Băng cuộn.

Tiến hành thay băng vết thương:

Tiến hành sát trùng vết thương

Tiến hành sát trùng vết thương

Đối với vết thương sạch

+ Bước 1: Người thay băng chuẩn bị dụng cụ, rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn, đeo găng tay y tế.

+ Bước 2: Trải 1 tấm nilon xuống phía dưới vết thương hở.

+ Bước 3: Nhẹ nhàng cởi bỏ lớp băng cũ, tránh gây đau đớn cho người bệnh. Nếu thấy dịch từ vết thương chảy ra cần thấm nước muối sinh lý và rửa vết thương cho ẩm rồi mới tiến hành tháo băng.

+ Bước 4: Đánh giá tình trạng vết thương để có hướng điều trị tiếp theo. Ở bước này, người thay bằng có thể sử dụng gel Oatrum Gold để bôi lên vết thương, loét da để tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn và giúp làm liền nhanh

+ Bước 5: Sau khi hoàn tất quá trình thay băng vết thương, đặt người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, đồng thời hướng dẫn người bệnh cách giữ gìn vệ sinh cho vết thương.

Đối với vết thương nhiễm khuẩn

Người thay băng tiến hành thực hiện từ bước 1 đến bước 5 theo cách làm với vết thương sạch như đã trình bày ở trên.

Cách thay băng với vết thương nhiễm khuẩn không khâu

+ Bước 1: Dùng gạc y tế thấm bớt dịch trong vết thương sau đó dùng dung dịch sát khuẩn để rửa sạch vết thương, loại bỏ vi khuẩn và mô mủ (nếu có).

+ Bước 2: Dùng kéo cắt bỏ các tổ chức hoại tử (nếu có). Trong trường hợp vết thương có nhiều ngóc ngách cần mở rộng để loại bỏ sạch mủ và dị vật.

+ Bước 3: Dùng miếng gạc thấm dung dịch sát trùng, tiến hành rửa vết thương nhẹ nhàng từ trong ra ngoài, tránh thao tác mạnh gây cọ xát, chảy máu.

+ Bước 4. Với vết thương có độ sâu không quá 1cm, có thể sử dụng gel Oatrum Gold giúp chống viêm, kháng khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Đồng thời giúp giảm đau rát, đỏ tấy viêm và kích thích tái tạo tế bào mô mới từ trong ra ngoài để đẩy nhanh quá trình liền da, ngăn ngừa sẹo.

+ Bước 5: Dùng gạc vô khuẩn đắp lên bề mặt vết thương sau đó băng lại. Hoàn tất quá trình thay băng vết thương.

Thay băng mới

Thay băng mới

Cách thay băng với vết thương nhiễm khuẩn có khâu

+ Bước 1: Dùng nước muối sinh lý vệ sinh sạch bề mặt bên ngoài vết thương nếu thấy dấu hiệu viêm nhiễm.

+ Bước 2: Cắt 1 nốt chỉ đã khâu, để lại 1 nốt vùng viêm nhiễm, sau đó dùng kẹp tách nhẹ miệng vết thương.

+ Bước 3: Dùng gạc y tế thấm khô dịch bên trong vết thương. Tiếp đến dùng dung dịch sát khuẩn rửa lại vết thương 1 lần nữa.

+ Bước 4: Dùng gạc y tế thấm khô vết thương hở, sau đó đắp gạc lên rồi dùng băng nhẹ nhàng cuốn vết thương.

Lưu ý

Để quá trình thay băng vết thương diễn ra an toàn, đúng kỹ thuật cần chú ý tới những điều sau:

+ Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn hoàn toàn trước, trong và sau khi vệ sinh vết thương.

+ Vệ sinh vết thương nhẹ nhàng theo chiều từ trên xuống, từ trong ra ngoài để đảm bảo vết thương được rửa sạch sẽ nhất.

+ Thao tác nhẹ nhàng, trấn an tâm lý người bệnh tạo sự thoải mái.

+ Không sử dụng oxy già khi vệ sinh vết thương vì sẽ khiến vết thương lâu lành hơn.

+ Với những vết thương lớn nên cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status