Vết thương lên da non là hiện tượng báo hiệu vết thương bắt đầu hồi phục sau 1 thời gian bị tổn thương. Lúc này, 1 làn da mới bắt đầu được hình thành nhưng vẫn còn yếu ớt, do đó làn da non rất cần được chăm sóc để nhanh lành và không để lại biến chứng thâm, sẹo.
Vết thương lên da da non bao lâu hết đỏ và ngứa ngáy?
Một trong những dấu hiệu thường thấy khi vết thương lên da non đó là gây đỏ da và ngứa ngáy. Đây là hiện tượng bình thường bởi lớp da mới còn yếu ớt nên sẽ có màu hồng hoặc đỏ. Bên cạnh đó, trong quá trình lên da non cơ thể sẽ sản sinh ra histamine gây kích thích tế bào, cấu tạo nên mô mới để làm lành vết thương. Tuy nhiên, Histamine cũng gây nên khá nhiều phản ứng cho cơ thể, điển hình là gây ngứa ngáy tại khu vực vết thương lên da non.
Vết thương lên da non thường gây ngứa và đỏ da
Vết thương lên da non bao lâu hết đỏ? Điều này phụ thuộc vào cách chăm sóc vết thương của người bệnh. Theo đó, người bệnh tuyệt đối không được chà mạnh hoặc cậy vùng da đang lên da non, đồng thời nên thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng vùng da non để kích thích quá trình tái tạo tế bào da, tăng tuần hoàn máu giúp cải thiện vết thương.
Vết thương lên da non bôi thuốc gì để nhanh lành, tránh gây sẹo?
Khi vết thương lên da non bạn có thể áp dụng phương pháp dân gian đó là sử dụng bột nghệ tươi hoặc rượu nghệ sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn, đồng thời giúp da đều màu, không bị loang và tránh gây thâm, sẹo.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng gel Oatrum Gold ngay từ lúc xuất hiện vết thương trầy xước, loét da cho tới khi lên da non. Các thành phần của Oatrum Gold được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đặc biệt là hoạt chất Berberine, nên ngoài tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, sản phẩm giúp giảm đỏ tấy viêm, dưỡng ẩm mềm da, kích thích tái tạo làn da mới từ trong ra ngoài để thúc đẩy nhanh quá trình liền da, từ đó ngăn ngừa để lại sẹo. Đây là cách dưỡng da non sau khi bị lột đem lại hiệu quả cao được các chuyên gia khuyến khích áp dụng.
Sử dụng Oatrum Gold để trị vết trầy xước, loét da, thúc đẩy nhanh quá trình liền da non
Từ A-Z cách chăm sóc vết thương lên da non
Vết thương lên da non là hiện tượng bình thường, cũng là giai đoạn cuối trong tiến trình làm lành vết thương. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, vết thương sẽ để lại vết thâm, sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo rỗ, sẹo phì đại…
Các chuyên gia hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc vết thương lên da non như sau:
+ Đặc trưng thường thấy của vết thương lên da non chính là gây ngứa ngáy, khó chịu chỉ muốn gãi liên tục. Tuy nhiên, nếu không muốn vết thương bị trầy xước, viêm nhiễm bạn nên kiềm chế, không nên gãi.
Kiềm chế cơn gãi ngứa khiến vết thương nhanh lành hơn
+ Thông thường lớp da non rất nhạy cảm với nhiệt độ, nếu bị khô chúng sẽ tạo thành những nốt vảy cứng trên da, càng tăng thêm cảm giác ngứa ngáy. Vì vậy bạn nên sử dụng gel Oatrum Gold giúp mềm da, ngăn ngừa quá trình mất nước trên da.
+ Khi vết thương lên da non, bạn không cần băng bó, nên để vết thương được thông thoáng, đủ oxy để phục vụ cho quá trình trao đổi và lưu thông máu. Với những vết thương nặng, khi băng bó nên nhẹ tay sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn.
+ Vết thương lên da non kiêng ăn gì cũng là một trong những vấn đề quan trọng, bởi chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng khá nhiều đến tiến trình hồi phục của vết thương.
Thịt gà, rau muống, thịt bò, thực phẩm tanh… là những thứ cần kiêng khi vết thương lên da non
Theo đó, bạn nên kiêng các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, kiêng ăn đồ nếp, thịt gà… bởi chúng sẽ khiến vết thương bị mưng mủ. Ngoài ra, hải sản và rau muống cũng là những thực phẩm không nên ăn bởi chúng khiến vết thương thêm phần ngứa ngáy và có nguy cơ khiến da bị lồi, để lại sẹo xấu xí.
Ngoài những thực phẩm nên kiêng cũng có những thực phẩm tốt cho quá trình hồi phục vết thương mà bạn nên tích cực bổ sung như: rau xanh, trái cây giàu vitamin C, collagen…