Vết thương hở là gì? Học ngay cách chăm sóc và xử lý an toàn

Vết thương hở là gì? Đó là những tổn thương làm rách mô bên ngoài cơ thể, chấn thương thường gặp phải trong các hoạt động hàng ngày. Vết thương hở thường có thể nặng, nhẹ khác nhau nhưng nếu không kịp thời xử lý, không chăm sóc đúng cách sẽ để lại hậu quả nặng nề, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng, hoại tử vết thương.

Vết thương hở là gì?

Sở dĩ nhiều người thắc mắc vết thương hở là gì bởi vết thương được chia thành 2 lại: vết thương kín và vết thương hở.

Nếu vết thương kín không thể quan sát bằng mắt thường, thì vết thương hở chính là những chấn thương có thể được nhìn thấy từ bên ngoài thông qua dấu hiệu: rách da, bị cắt hoặc đâm thủng. Vết thương hở gây chảy máu, tấy đỏ hoặc sưng xung quanh vị trí chấn thương. Người bị thương có cảm giác đau, rát và khó chịu trên bề mặt da.

Vết thương hở là vết thương bị rách da, bị cắt hoặc đâm thủng gây chảy máu, tấy đỏ

Vết thương hở là vết thương bị rách da, bị cắt hoặc đâm thủng gây chảy máu, tấy đỏ

Triệu chứng thường gặp khi xuất hiện vết thương hở

Khi trên da xuất hiện vết thương hở, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:

+ Vết thương bị chảy máu hoặc có máu rỉ ra.

+ Vết thương đỏ và sưng.

+ Người bị thương có cảm giác đau, phần da bị tổn thương dập, nát.

+ Vết thương sờ vào có các giác ấm nóng hơn các vùng da xung quanh.

+ Người bị thương có thể bị sốt, rò rỉ mủ, mùi hôi… khi vết thương nhiễm trùng.

Cách chăm sóc và xử lý vết thương hở

Ngay khi xuất hiện, vết thương hở cần được đánh giá mức độ nặng – nhẹ để từ đó có cách xử lý kịp thời giúp vết thương nhanh lành và hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.

Vết thương hở sâu cần được làm sạch trước 6 giờ

Vết thương hở sâu cần được làm sạch trước 6 giờ

+ Với những vết thương hở do tai nạn lao động hoặc sinh hoạt gây rách, chảy máu da, kèm theo tổn thương phần mềm, cần được nhanh chóng phân loại đến cơ sở y tế sớm trước 6 giờ để tiến hành làm sạch, xử lý vết thương hở. Sau 6 giờ nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương đã tăng lên rất nhiều lần do vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập.

+ Đối với các vết thương hở nông, nhỏ gọn có thể xử lý ngay tại nhà bằng cách rửa vết thương bằng nước muối sinh lý, sau đó băng kín lại bằng gạc, bông băng y tế. Nếu bị tổn thương phần mềm gây chảy máu cần được cầm máu kịp thời để tránh làm vết thương bị nhiễm khuẩn. Với những vết thương có dị vật cần nhẹ nhàng rút ra, nếu làm mạnh tay có thể tổn thương các mạch máu và dây thần kinh gây khó khăn hơn trong điều trị.

Để chống viêm, kháng khuẩn và thúc đẩy nhanh quá trình liền da, người bệnh nên sử dụng gel Oatrum Gold hàng ngày. Với các thành phần từ thảo dược thiên nhiên, đặc biệt là hoạt chất Berberine sẽ nhanh chóng thẩm thấu sâu xuống lớp da bị tổn thương, xoa dịu và làm giảm cảm giác đau rát, đỏ tấy viêm, đồng thời tạo lớp màng sinh học ngăn ngừa vi khuẩn bên ngoài tấn công vết thương.

Sử dụng Oatrum giúp vết thương hở nhanh chóng liền da

Sử dụng Oatrum giúp vết thương hở nhanh chóng liền da

Bên cạnh đó, Oatrum Gold giúp dưỡng ẩm mềm mại, kích thích tái tạo tế bào mô mới từ trong ra ngoài, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình liền da, ngăn ngừa để lại thâm sẹo.

+ Với vết thương hở dài và sâu, kèm theo da bị dập nát tổ chức hay chứa nhiều vết bẩn cần được đưa tới cơ sở y tế để tiến hành cắt lọc, làm sạch, sát trùng hoặc khâu phục hồi vết thương. Sau khi khâu xong, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê thuốc kháng sinh điều trị trong 7-10 ngày để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Sau 10-14 ngày tùy vào vị trí, vết thương có thể được cắt chỉ.

Sau khi vết thương được xử lý y tế, việc chăm sóc vết thương hở hàng ngày để vết thương nhanh liền da cũng vô cùng quan trọng. Theo đó, người bệnh nên thực hiện các cách sau:

+ Không nên vận động quá mạnh vì có thể khiến vết thương bị rách miệng, chảy máu và lâu lành hơn.

+ Khi tắm hoặc rửa vết thương cần được che chắn cẩn thận tránh ngấm nước dễ dẫn đến nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

Thịt gà, rau muống, hải sản, trứng… là những thực phẩm cần kiêng khi bị vết thương hở

Thịt gà, rau muống, hải sản, trứng… là những thực phẩm cần kiêng khi bị vết thương hở

+ Không nên ăn các thực phẩm: đồ nếp, rau muống, thịt gà, hải sản, thịt bò, trứng… vì có thể gây mưng mủ, gây ngứa ngáy, loang da và để lại sẹo lồi xấu xí…

+ Không tự ý bôi hoặc uống các loại thuốc dân gian, thuốc không rõ nguồn gốc khiến vết thương bị nhiễm trùng, khó kiểm soát.

+ Khi vết thương lên da non, tránh gãi ngứa hoặc dùng tay bóc lớp vảy vì sẽ gây chảy máu, lâu lành và để lại sẹo.

Với những thông tin trên, người bệnh không những nắm được vết thương hở là gì mà còn biết cách xử lý và chăm sóc vết thương hở giúp đem lại hiệu quả vượt trội.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status