Loét da là nỗi ám ảnh đối với người bệnh nằm lâu một chỗ, nếu không kịp thời ngăn ngừa sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đó là lý do miếng lót chống loét ra đời giúp hạn chế tối đa tình trạng này. Nếu bạn còn băn khoăn, hãy tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về miếng lót chống loét nhé.
Loét da – Bệnh lý không thể coi thường
Người bị liệt, người già hạn chế vận động, người bị bệnh nằm lâu một chỗ… phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, điển hình là loét da.
Loét da là tình trạng vùng da bên ngoài bị tổn thương gây lở loét. Nguyên nhân là do da tại một số vị trí (xương cùng cụt, mắt cá chân, vùng da xung quanh xương bả vai, gót chân...) liên tục bị tỳ đè, khả năng tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, kết hợp với sự phát triển của các loại vi khuẩn, ký sinh trùng cùng độ nóng ẩm của da. Trong khi đó, sức đề kháng của người bệnh giảm sút, làn da trở nên yếu ớt không đủ chống chọi với vi khuẩn, dẫn tới lở loét, hư tổn và khó phục hồi.
Loét da nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ khiến da bị nhiễm trùng, hoại tử… bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ vùng loét để tránh lây lan sang các vùng da xung quanh.
Miếng lót chống loét giúp giảm áp lực tỳ đè lên da
Các phương pháp chống loét tỳ đè hiệu quả
Đừng để loét tỳ đè xuất hiện mới lo tìm cách chạy chữa, ngay từ bây giờ người bệnh hãy phòng ngừa bằng cách:
Sử dụng miếng lót chống loét
Miếng lót chống loét hay đệm chống loét được thiết kế đặc biệt với nhiều múi lồi tạo nên những khoảng trống cho phần lưng của người bệnh. Điều này sẽ giúp giảm lực tiếp xúc trên bề mặt da, từ đó ngăn ngừa da bị tổn thương, lở loét khi nằm nhiều, nằm lâu ngày.
Bên cạnh đó, miếng lót cũng có tác dụng lưu thông khí, giúp nhiệt độ trong miếng lót luôn ổn định nên không gây bí cho người bệnh.
Với những ưu điểm đó, miếng lót chống loét là phương pháp được sự dụng rộng rãi.
Thay đổi tư thế nằm cho người bệnh
Nguyên nhân chính gây loét da là do áp lực tỳ đè, thiếu xoay trở khiến các mạch máu bị chèn ép làm giảm lượng máu và dinh dưỡng nuôi các mô ở vùng bị tỳ đè. Do đó, để phòng ngừa cần thay đổi tư thế cho người bệnh thường xuyên, từ 1-2 giờ/lần: nằm ngửa, nghiêng trái, nghiêng phải, nằm sấp…
Thường xuyên thay đổi tư thế cho người bệnh
Bên cạnh đó, việc massage thường xuyên tại vùng da có nguy cơ bị loét cũng giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó giảm hiện tượng loét da. Nên xoa bóp nhẹ nhàng từ 1-2 lần/ngày, mỗi lần kéo dài 15-20 phút từ vùng có bắp cơ dầy đến vùng dễ bị loét.
Ngoài ra, nên sử dụng miếng lót chống loét để tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh.
Giữ cho da luôn khô, sạch
Da bị ẩm ướt do mồ hôi, nước tiểu, phân… cũng làm tăng nguy cơ bị loét. Do đó người chăm sóc cần đảm bảo giữ cho da người bệnh luôn khô thoáng, sạch sẽ bằng cách: Sau 3-4 tiếng thay bỉm hoặc tã 1 lần, vệ sinh ngay sau mỗi lần tiêu, tiểu, để lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây lở loét.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng kém là một trong những nguyên nhân khiến vết loét tỳ đè lâu hồi phục. Càng bị bệnh, cơ thể người bệnh càng cần nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A, C, E, protein để giúp da khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng, tự chữa lành tổn thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh
Trong trường hợp người bệnh không may bị loét da do tỳ đè cần điều trị càng sớm càng tốt. Nếu vết loét ở mức độ trung bình, chưa xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, hoại tử có thể điều trị tại nhà bằng cách sử dụng gel Oatrum Gold.
Oatrum Gold với thành phần chính berbeine giúp tạo lớp màng sinh học bảo vệ vết loét khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn cũng như quá trình mất nước trên da. Khả năng kháng khuẩn, chống viêm của sản phẩm giúp giảm đau rát, đỏ tấy viêm, đồng thời kích thích tái tạo tế bào mô mới từ trong ra ngoài để đẩy nhanh quá trình liền da và ngăn ngừa sẹo.
Sử dụng Oatrum Gold 3 lần/ngày vào sáng, trưa, tối sau khi đã làm sạch vết loét bằng nước muối sinh lý sẽ đem lại hiệu quả cao.
Nếu vết loét sâu, rộng, đã nhiễm trùng và xuất hiện các tổ chức hoại tử, người bệnh cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa kịp thời xử lý.