Khi cơ thể bị vết thương và không có khả năng tự chữa lành là lúc vết lở loét trên da xuất hiện. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, nhưng điểm chung duy nhất đó là nếu không biết cách chăm sóc vết lở loét trên da sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Da bị lở loét – Xem ngay 4 nguyên nhân này
Vết lở loét xuất hiện trên da do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là 4 nguyên nhân sau:
1.Lở loét da do bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể khiến thần kinh bị tê mỏi, giảm cảm giác đau đớn ở tay, chân. Vì vậy, khi trên da xuất hiện vết thương nhỏ ở tay hoặc chân nếu người bệnh không kịp thời phát hiện và biết cách chăm sóc vết lở loét trên da sẽ dẫn tới nhiễm trùng, loét da. Mặt khác, khả năng đề kháng của cơ thể người bệnh giảm sút nên không thể tự chữa lành vết thương, điều này khiến vết loét ngày càng nặng hơn.
Loét da do tiểu đường gây nên
2. Lở loét da do tỳ đè
Loét da do áp lực tỳ đè thường xuất hiện ở người già hạn chế vận động, người bị liệt do tai biến, đột quỵ… phải nằm lâu một chỗ trong thời gian dài. Vết loét thường xuất hiện ở mắt cá chân, vai, mông… - Những khu vực thường xuyên bị áp lực tỳ đè nặng.
3. Loét da do tổn thương hệ thống tuần hoàn
Bên trong chân có những van một chiều và các tĩnh mạch nhỏ, khi van này bị tổn thương khiến máu không được đưa tới tim để lấy chất dinh dưỡng nuôi chân, thay vào đó máu chảy ngược lại chân khiến cho các tĩnh mạch ứ đầy máu. Hậu quả là làm xuất hiện những vùng da chết, vị tổn thương gây loét da gót chân đặc biệt ở mắt cá chân.
Vết loét da do tổn thương hệ thống tuần hoàn
Bên cạnh đó, nếu người bệnh bị xơ vữa động mạch cũng là nguyên nhân gây xuất hiện vết lở loét trên da. Lý do là vì động mạch bị mảng bám cản trở sự vận chuyển của máu sẽ làm mất đi lượng oxy dẫn tới nuôi cơ thể. Do đó, khi xuất hiện những vết thương nhỏ thì các vùng da ở xa tim như chân, tay sẽ không có đủ dinh dưỡng để tự làm lành vết thương, từ đó khiến da bị lở loét, chủ yếu diễn ra ở ngón chân hoặc gót chân. Nếu không biết cách chăm sóc vết lở loét trên da sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.
4. Loét da do ký sinh trùng
Vết lở loét trên da có thể đến từ một loại ký sinh trùng có tên Leishmaniasis do một loại ruồi cát cắn vào da.
Bên cạnh đó, những người nhiễm HIV, giang mai, tay chân miệng… cũng khiến da bị lở loét.
Triệu chứng chung của vết lở loét trên da đó là: Vết thương rỉ mủ dạng lỏng, có mùi hôi khó chịu, sưng phù… Nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng tới xương hoặc mạch máu, trường hợp nặng nhất phải cắt bỏ tay hoặc chân để bảo toàn tính mạng.
Hướng dẫn cách chăm sóc vết lở loét trên da
Để điều trị vết lở loét trên da hiệu quả cần căn cứ vào mức độ tổn thương lở loét đang ở giai đoạn nào, từ đó đưa ra phương pháp phù hợp.
Nếu vết loét ở giai đoạn 1 và 2:
+ Bước 1: Làm sạch vùng da bị loét
Sử dụng nước muối sinh lý để loại bỏ dịch mô, mủ, các chất thải sinh ra trong quá trình chuyển hóa, tế bào chết, vi trùng, tế bào hoại tử… Không nên dùng oxy già vì sẽ làm chết các mô lành và khiến vết loét nặng hơn.
+ Bước 2: Thoa gel trị loét Oatrum Gold
Sử dụng gel Oatrum Gold giúp rút ngắn thời gian điều trị
Với những vết loét ở giai đoạn 1 và 2 khi chưa quá sâu và lớn, việc điều trị bằng Oatrum Gold chính là cách chăm sóc vết loét trên da đem lại hiệu quả cao nhờ khả năng chống viêm, kháng khuẩn vượt trội. Khi thoa Oatrum Gold vết loét sẽ nhanh chóng dịu đi không còn cảm giác đau rát, sưng đỏ, đồng thời tạo lớp màng sinh học bảo vệ vết loét khỏi sự tấn công của vi khuẩn bên ngoài. Bên cạnh đó, Oatrum Gold giúp thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo da từ trong ra ngoài và ngăn ngừa sẹo nên sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị.
+ Bước 3: Băng bó vết loét
Vết loét sau khi thoa Oatrum Gold cần được băng bó lại bằng gạc y tế để đảm bảo các tác động bên ngoài không xâm nhập gây tổn thương.
Ngoài 3 bước trên, người chăm sóc cần tiến hành xoa bóp và thay đổi tư thế cho người bệnh thường xuyên nhằm tăng lưu thông máu, giảm áp lực tỳ đè lên vết loét. Mặt khác, một chế độ dinh dưỡng đủ chất sẽ giúp nâng cao thể trạng và khả năng tự chữa lành vết thương cho người bệnh.
Nếu vết loét ở giai đoạn 3 và 4
Ở giai đoạn này vết loét cần được can thiệp y khoa để đảm bảo an toàn. Việc cắt bỏ các tổ chức hoại tử, nhiễm khuẩn cần được thực hiện tại bởi bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín.
Trong nhiều trường hợp vết loét đã bước sang giai đoạn nặng cần được chăm sóc tại các cơ sở uy tín để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.