Từ những vết trầy xước, rách da, loét da… nếu sau 24 đến 72 giờ không được xử lý đúng cách vi khuẩn xâm nhập sẽ dẫn tới nhiễm trùng. Khi vết thương bị nhiễm trùng, sẽ xuất hiện dấu hiệu sưng, đỏ, đau, làm mủ, mệt mỏi, sốt cao… gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết vết thương bị nhiễm trùng
Phần lớn các tổn thương trên cơ thể đều có cơ chế tự làm lành nhờ quá trình tăng sinh collagen. Tuy nhiên, với những vết thương sâu và nặng, nếu không xử lý đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong vị trí tổn thương dẫn tới nhiễm trùng. Nguy hiểm hơn cả người bệnh có thể bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập, khả năng tử vong rất cao. Do đó, ngay với những vết thương nhỏ cũng không nên chủ quan đến tránh vết thương bị nhiễm trùng.
Vết thương bị nhiễm trùng có thể quan sát bằng mắt thường
Vết thương bị nhiễm trùng có thể dễ dàng phát hiện ra khi quan sát bằng mắt thường, hoặc qua cảm giác. Theo đó, khi xuất hiện những dấu hiệu này chính là lúc vết thương đã bị nhiễm trùng:
Vết thương bị sưng
Thường xảy ra với vết thương hở khi người bệnh mới bị thương. Dấu hiệu bị sưng có thể kéo dài từ 4-6 ngày tùy thuộc vào mức độ tổn thương và nhiễm trùng.
Vết thương có dấu hiệu đỏ, sưng, phù nề
Khi có sự xâm nhập lạ, ngay lập tức vết thương sẽ đáp ứng miễn dịch của cơ thể bằng cách sưng, đỏ và phù nề. Nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày không dứt, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Vết thương bị đau tăng dần và không có dấu hiệu giảm
Một trong những dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng dễ dàng được phát hiện ra đó là cảm giác đau tăng dần, không có dấu hiệu thuyên giảm ở vị trí vết thương. Tình trạng này xuất hiện là do tế bào bạch cầu đang phải chiến đấu để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân gây gại bên ngoài môi trường.
Vết thương bị đau tăng dần
Vết đỏ xuất hiện từ ngoài vào trung tâm vết thương và sưng hạch
Hiện tượng nổi hạch đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đề kháng của cơ thể khi gặp vi khuẩn. Do đó, khi bạn thấy gần vị trí vết thương xuất hiện hạch điều đó có nghĩa vi khuẩn đang tấn công vết thương gây nhiễm trùng.
Vết thương chảy mủ vàng, có mùi hôi
Đây là dấu hiệu khẳng định chắc chắn vết thương bị nhiễm trùng rồi. Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới lở loét, hoại tử. Trong trường hợp này bạn cần tới ngay cơ sở y tế.
Vết thương chảy mủ và có mùi hôi
Người bệnh có dấu hiệu sốt
Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm, thể hiện vết thương đã bị nhiễm trùng và trở nặng. Sốt nhẹ hay sốt cao còn tùy thuộc vào vết thương, tuy nhiên khi bị sốt người bệnh không nên chủ quan, cần tới các cơ sở y tế ngay lập tức.
Những triệu chứng trên không chỉ chứng tỏ vết thương bị nhiễm trùng mà đó cũng là dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu khi làn da bị rách.
Cách chữa vết thương bị nhiễm trùng
Xử lý vết thương bị nhiễm trùng cần căn cứ vào mức độ nặng, nhẹ để từ đó đưa ra phương án có thể xử lý tại nhà hay cần tới cơ sở y tế.
Với trường hợp vết thương bị nhiễm trùng mức độ nhẹ, người bệnh có thể xử lý tại nhà như sau:
Rửa sạch vết thương
Dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn Povidone, Betadin… để rửa sạch vết thương. Tuyệt đối không nên sử dụng oxy già vì sẽ gây chết mô khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
Rửa sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn
Trong khi rửa cần thao tác nhẹ nhàng, tránh chà mạnh vào vết thương gây đau đớn, chảy máu. Sau đó dùng khăn sạch thấm khô. Với những vết thương lớn đã tiến hành khâu không nên ngâm nước vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Băng bó vết thương
Dùng gạc y tế nhẹ nhàng băng vết thương để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn bên ngoài môi trường.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Nhiều người thắc mắc nhiễm trùng vết thương uống thuốc gì? Đa phần khi bị nhiễm trùng người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh dạng gel bôi hoặc đường uống để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ
Với những vết thương nhiễm trùng mưng mủ, tiến triển nặng toàn thân, người bệnh cần được đưa tới các cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời. Tại đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, thậm chí cần tiến hành thủ thuật để cắt bỏ phần hoại tử để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.