Bệnh tay chân miệng là căn bệnh lây truyền thường gặp ở trẻ nhỏ. Cần nhận biết triệu chứng bệnh tay chân miệng để có biện pháp chữa trị kịp thời cho bé.
Tổng quan về bệnh chân tay miệng
- Nguyên nhân
Bệnh tay chân miệng do virus nhiễm trùng đường ruột coxsackievirus A16 và enterovirrus EV 71 gây ra. Thông thường nếu trẻ bị nhiễm phải virus A 16 bệnh sẽ tự khỏi sau 6 – 8 ngày. Nhưng bệnh sẽ có những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu trẻ bị nhiễm virus EV 71.
- Đường lây truyền
Bệnh tay chân miệng do virus nhiễm trùng đường ruột gây ra nên thường lây truyền qua đường tiếp xúc. Khi trẻ không mắc bệnh chơi với bạn bị bệnh chạm vào mụn nước bị vỡ hoặc đồ chơi bị dính dịch mủ của trẻ bị bệnh.
Bệnh tay chân miệng lây truyền qua đường tiếp xúc
Lây truyền qua đường không khí khi nói chuyện hít hoặc nuốt phải dịch tiết nước bọt của trẻ bị bệnh. Đây là căn bệnh lây truyền khá nhanh nên dễ bùng phát thành ổ dịch vì vậy cần có biện pháp cách ly những trẻ bị bệnh không cho trẻ chơi ở những nơi tập trung, đi học, hoặc đi nhà trẻ trong thời gian bị bệnh.
- Cấp độ
Bệnh tay chân miệng được chia thành 4 cấp độ, trong đó cấp độ 2 được chia thành 2a và 2b. Ở bệnh thể nhẹ cấp độ 1 trẻ chỉ có những triệu chứng bệnh tay chân miệng như nổi mụn ban đỏ, bọng nước tại những vị trí như bàn tay, bàn chân, miệng, lưỡi, đầu gối, đôi khi là ở cả mông và bộ phận sinh dục của trẻ.
Bệnh tay chân miệng chia thành 4 cấp độ khác nhau
Từ cấp độ 2 đến cấp độ 4 trẻ sẽ bị sốt cao trên 39 độ và không có phản ứng với thuốc hạ sốt. Ngoài ra, sẽ có những biến chứng ảnh hưởng đến huyết áp, rối loạn nhịp thở, liệt chi, thay đổi giọng nói, co giật, lác mắt, rối loạn nhịp tim, thậm chí hôn mê… Với những biến chứng này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bệnh nhân, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ có biện pháp ứng cứu sớm nhất. Tốt nhất là từ cấp độ 2A và được theo dõi đến giai đoạn 2B, sẽ giảm thiểu được tối đa di chứng do bệnh để lại.
Triệu chứng bệnh tay chân miệng thông thường
Tùy từng cấp độ của bệnh mà triệu chứng bệnh tay chân miệng cùng khác nhau. Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 3 – 5 ngày nhưng hoàn toàn không có dấu hiệu khác thường. Một số trường hợp có biểu hiện rất nhẹ và không rõ ràng khiến bạn chủ quan. Đến khi bùng phát bệnh trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc cao sau cơn sốt là những nốt đỏ xuất hiện tại các vị trí đặc trưng của bệnh. Đây là lý do khiến nhiều người nhầm lẫn bệnh với phát ban.
Triệu chứng bệnh tay chân miệng
Ở cấp độ tiếp theo của bệnh trẻ bắt đầu có những ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nhịp thở, quấy khóc không ngừng, ngủ gà, giật mình khi đặt trẻ ngủ, đau họng, tiêu chảy, nôn mửa… Nếu trẻ mắc bệnh ở thể nhẹ chỉ sau 7 – 10 ngày bệnh sẽ tự khỏi. Nhưng cần theo dõi nếu có biến chứng khác thường cần đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.
Tìm hiểu: Phân biệt bệnh phỏng dạ với tay chân miệng ở trẻ
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ thường sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày, nhưng nếu trẻ mắc phải virus EV71 một loại vi khuẩn đường ruột,virus này vào hệ bạch huyết sau đó đi vào máu và đến các cơ quan trong đó có hệ thần kinh trung ương. Hậu quả gây ra là viêm màng não để lại những di chứng suốt đời cho bệnh nhân hoặc có thể tử vong.
Một trong những biến chứng khác của bệnh là hiện tượng phù phổi do ứ đọng nước khiến trẻ rối loạn nhịp thở, trụy tim, ngừng thở tạm thời. Hiện nay, chưa có biện pháp giúp thúc đẩy nước ứ đọng tại phổi ra ngoài nên khi gặp triệu chứng này hết sức nguy hiểm.
Biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng
Đừng để đến lúc xuất hiện những triệu chứng bệnh chân tay miệng mới có biện pháp phòng tránh hay điều trị. Tuy đây là bệnh thông thường nhưng nếu đã xảy ra biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn thường xuyên
• Trong thời gian dịch bệnh bùng phát hạn chế cho trẻ vui chơi ở những nơi tập trung như khu vui chơi, siêu thị…
• Rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng dung dịch sát khuẩn, đặc biệt trước và sau khi ăn.
• Vệ sinh khu vui chơi cũng như đồ chơi cho trẻ thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn.
• Phơi quần áo, chăn ga, giường đệm của trẻ thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời.
• Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ. Ăn sữa chua, men tiêu hóa, men sống để tăng hệ miễn dịch của trẻ giúp trẻ phòng được nhiều bệnh tật.
Đọc thêm: