Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều là hiện tượng rất bình thường. Tuy nhiên nhiều ông bố, bà mẹ vẫn rất lo lắng về vấn đề này, nhất là ở những người lần đầu làm cha mẹ.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều
Thực tế, xì hơi là một phần trong quá trình tiêu hóa và không chỉ ở trẻ sơ sinh mà người lớn cũng thường xuyên xuất hiện tình trạng này. Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều như sau:
+ Do chế độ ăn uống của người mẹ: Thức ăn chính của trẻ sơ sinh là sữa mẹ. Do vậy khi mẹ ăn những thực phẩm khó tiêu như cà phê, nước ngọt có ga, socola, các loại thức ăn có nhiều gia vị… sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng. Lúc này, việc điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ sẽ giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều.
+ Cho bé bú không đúng tư thế: Bé có thể nuốt nhiều không khí vào trong cơ thể khi bú không đúng tư thế hoặc bình sữa không có chỗ thoát khí. Điều đó dẫn đến việc hệ tiêu hóa phải tìm cách đưa lượng không khí này ra khỏi cơ thể bằng cách xì hơi hoặc ợ hơi. Để khắc phục, các mẹ nên cho bé bú với tư thế đầu cao hơn phần thân.
Trẻ bú không đúng tư thế cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng xì hơi
+ Bé đang trong thời kỳ ăn dặm: Từ 6 tháng trở đi bé đã có thể bắt đầu ăn dặm với những thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên lúc này hệ tiêu hóa của bé cần phải có thời gian thích nghi với những loại thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn nên việc giải phóng khí thông qua cách xì hơi là điều dễ hiểu.
+ Sử dụng kháng sinh: Khi trẻ bị sốt và phải sử dụng đến kháng sinh cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng xì hơi. Lý do là bởi kháng sinh thường phá hủy hệ vi sinh vật trong ruột của trẻ sơ sinh.
Đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều
Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều là biểu hiện hoàn toàn bình thường, nó cho thấy rằng bé yêu của bạn đang có một hệ tiêu hóa rất khỏe mạnh. Thậm chí, khi xì hơi bé có hơi khóc hoặc mặt khó chịu thì đó vẫn là biểu hiện sinh lý thường gặp.
Nếu trẻ sơ sinh chỉ xì hơi nhiều thì đây là tình trạng bình thường
Tuy nhiên, nếu trẻ xì hơi nhiều kèm theo những biểu hiện dưới đây thì cần phải cho trẻ đi khám ngay bởi rất có thể đó là biểu hiện của một bệnh lý nào đó:
+ Bụng căng chướng
+ Đánh rắm to quá mức
+ Quấy khóc dữ dội
+ Đau bụng
+ Sốt, nôn mửa, kém ăn…
Phương pháp giúp trẻ sơ sinh bớt xì hơi, khó chịu
Xì hơi không phải là một loại tình trạng bệnh lý, do vậy các bậc phụ huynh có thể khắc phục tại nhà mà không cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Một số phương pháp để cha mẹ có thể tham khảo đó là:
+ Chườm nước ấm: Để giúp bé yêu cảm thấy thoải mái hơn, các mẹ có thể lấy một chiếc khăn mềm thấm nước ấm rồi chườm lên bụng bé.
+ Massage bụng: Sau khi cho trẻ ăn xong khoảng 30 phút đến 1 tiếng, mẹ có thể tiến hành massage cho bé ở tất cả các bộ phận trên cơ thể, chú ý nhiều hơn vào phần lưng và bụng. Điều này không chỉ giúp giảm chứng đầy hơi cho trẻ mà còn giúp cho máu có thể lưu thông tốt hơn.
Massage sẽ giúp trẻ thấy dễ chịu hơn
+ Để bé nằm ngửa xuống giường, sau đó nắm lấy hai chân của bé và di chuyển theo tư thế đạp xe. Cách làm này giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ rất tốt sau khi ăn xong.
+ Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của cả mẹ và trẻ, nên tập trung ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ cao và uống nhiều nước.
+ Sau mỗi lần bú sữa xong, hãy giúp bé ợ hơi để tống hết khí trong cơ thể ra ngoài.
>> Có thể bạn quan tâm: