https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi và cách chữa theo chuyên gia

Trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi và cách chữa theo chuyên gia

Trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi kéo dài sẽ gây nghẹt mũi, khiến bé khó thở và ngủ không ngon giấc, quấy khóc liên tục. Để đem lại hiệu quả, cha mẹ không nên tự ý điều trị mà cần tìm nguyên nhân và tham khảo ý kiến chuyên gia, tránh gây nguy hại tới sức khỏe của trẻ.

Theo các chuyên gia y tế, hắt hơi sổ mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh lẫn trẻ nhỏ. Lúc này mẹ sẽ thấy con liên tục hắt hơi và chảy nước mũi, đó là phản xạ của cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại cho đường hô hấp. Nhưng nếu để quá lâu, vi khuẩn và virut sẽ càng xâm nhập sâu và dẫn tới biến chứng nặng nề hơn.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi

- Do bé bị dị ứng với những tác nhân có hại từ môi trường như lông chó, mèo, phấn hoa, nấm mốc, khói bụi, bụi bẩn, hoá chất, khói thuốc lá…Trường hợp này còn được gọi là viêm mũi dị ứng, tức niêm mạc mũi trẻ mỏng và nhạy cảm nên dễ bị dị ứng với các tác nhân trên, do đó gây ra hiện tượng hắt hơi và sổ mũi.

 Trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi thường là do dị ứng với thời tiết hoặc phấn hoa, lông thú.

Trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi thường là do dị ứng với thời tiết hoặc phấn hoa, lông thú.

- Do thời tiết lạnh và chuyển mùa, đặc biệt do sức đề kháng của bé còn rất non nớt nên khi thời tiết chuyển sang lạnh sẽ khiến mũi bé không kịp thích nghi rồi dẫn tới viêm, gây ra các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi.

- Do bé bị ngạt mũi sơ sinh: hiện tượng này hay gặp ở bé sơ sinh do dịch nhầy bào thai vẫn chưa được hút hết khỏi đường hô hấp của trẻ nên mới gây ra tình trạng này.

- Do bé sơ sinh bị cảm lạnh: cảm lạnh rất hay gặp ở trẻ do hệ miễn dịch kém, khi bị cảm lạnh bé thường hắt hơi, chảy nước mũi kèm theo ho và sốt.

- Do con đang bị cúm: trẻ bị cúm sẽ có biểu hiện mệt mỏi và đau ê ẩm khắp người, bé chán ăn, sổ mũi và còn bị hắt hơi.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi

- Mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh sạch sẽ mũi cho trẻ thường xuyên. Nước muối sinh lý mẹ có thể mua ở hiệu thuốc, mỗi ngày nhỏ cho bé tầm 3-4 lần để làm loãng dịch mũi và giúp bé dễ thở hơn. Nếu tốt hơn có thể dùng nước muối biển để xịt mũi cho bé sẽ giúp làm sạch sâu hơn nhiều.

- Cần phải giữ ấm cơ thể con bằng cách cho bé mặc đủ quần áo, giữ ấm phần ngực và cổ. Nhất là vào mùa đông lạnh nhớ đội mũ, đi tất chân tất tay cho bé. Thậm chí có thể dùng một chút tinh dầu tràm để xoa vào gan bàn chân và lưng bé để giữ ấm.

 Cần đảm bảo giữ ấm cơ thể cho bé khi đang bị sổ mũi hắt hơi.

Cần đảm bảo giữ ấm cơ thể cho bé khi đang bị sổ mũi hắt hơi.

>> Tìm hiểu thêm: Cách rửa mũi cho trẻ ngay tại nhà

- Nếu bé không có biểu hiện sốt cao thì mẹ có thể tắm cho bé với nước ấm. Khi tắm cho nhiều nước ấm, pha thêm vài giọt tinh dầu tràm rồi tắm cho bé trong phòng kín. Cách này sẽ giúp lưu thông máu, làm loãng dịch đờm và mau hết sổ mũi, nhưng nhớ là tắm nhanh.

- Đối với những bé vẫn còn đang bú bản thân người mẹ nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng uống thêm nước cam để tạo ra nguồn sữa chất lượng. Đồng thời tăng cường cho bé bú sữa mẹ nhiều để tăng đề kháng cho con mau hết bệnh.

- Khi trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi mẹ nên cho bé ở trong phòng sạch sẽ, không gian thoáng mát. Tuyệt đối không để bé tiếp xúc với gió lạnh, tránh khói thuốc lá và bụi bẩn bởi sẽ càng khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.

- Khi bé ngủ mẹ cũng nên kê gối đầu của bé cao hơn một chút để tránh cho nước mũi chảy xuống họng sẽ khiến bé bị ho.

- Cần chú ý theo dõi tình trạng sức khoẻ của trẻ, nếu có dấu hiệu sốt cao cần cho bé uống thuốc. Đồng thời nên đưa con tới bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

Có thể bạn chưa biết: Trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng được không?

Lưu ý khi chữa sổ mũi hắt hơi cho trẻ sơ sinh

- Tuyệt đối không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc kháng sinh nào để chữa hắt hơi sổ mũi cho bé. Bởi nếu lạm dụng sẽ dẫn tới nhiều hệ luỵ về sau, dùng thuốc kháng sinh chỉ trong trường hợp được bác sỹ kê đơn.

 Cho trẻ đi thăm khám nếu các triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn.

Cho trẻ đi thăm khám nếu các triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn.

- Không áp dụng mẹo trị sổ mũi cho trẻ bằng mật ong với quất hoặc mật ong đường phèn bởi ở độ tuổi này bé còn nhỏ chưa thể sử dụng được mật ong.

- Không được ủ ấm bé quá mức bởi đôi khi việc ủ quá kỹ sẽ khiến bé ra mồ hôi, mồ hôi không thoát được sẽ ngấm ngược vào trong gây bệnh nặng hơn.

- Bản thân mẹ nên ăn các thực phẩm có tác dụng chống viêm, tăng sức đề kháng để khi bé bú sữa mẹ vào sẽ nhanh chóng hồi phục hơn.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46