Để điều trị bệnh viêm phổi cho trẻ phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là dùng thuốc kết hợp chăm sóc bé. Tuy nhiên thuốc có nhiều loại khác nhau nên nếu tuỳ ý sử dụng có thể gây hại thêm cho bé. Để biết trẻ bị viêm phổi uống thuốc gì cho nhanh khỏi mẹ cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ, từ đó biết cách dùng thuốc cho phù hợp và an toàn.
Theo các chuyên gia y tế bệnh viêm phổi là căn bệnh có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng nào, trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị nhất do hệ thống hô hấp của trẻ còn non nớt chưa thực sự hoàn chỉnh. Theo các số liệu thống kê mới nhất cho thấy Việt Nam đứng thứ 9 trong tổng số 15 nước có tỷ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh viêm phổi hàng năm cao nhất với khoảng 2,9 triệu trẻ/năm, tương đương chiếm tỷ lệ khoảng 0,35 đợt/trẻ/năm.
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị viêm phổi.
Trẻ mắc viêm phổi thường do virut, nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra khiến phổi bị viêm nhiễm và nhiễm trùng. Do đó lúc này cần phải sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng viêm sưng, giúp con mau chóng bình phục trở lại.
Trẻ bị viêm phổi uống thuốc gì?
Các mẹ nên nhớ việc cho trẻ viêm phổi uống thuốc tuyệt đối không được phép tuỳ tiện. Trước tiên mẹ nên cho con đi khám, kiểm tra tại bệnh viện để xác định xem có chính xác bé bị bệnh viêm phổi không. Đồng thời tìm ra nguyên nhân gây bệnh, xác định tình trạng mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà có hướng tư vấn dùng thuốc phù hợp, hiệu quả nhất.
Căn cứ theo từng độ tuổi của trẻ cũng như nguyên nhân và tình trạng bệnh của bé mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất. Thông thường, đối với các trường hợp bé bị viêm phổi do vi khuẩn hay nấm bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng kháng sinh. Cụ thể:
+ Đối với các bé sơ sinh và bé dưới 2 tháng tuổi mà bị viêm phế quản cần được điều trị dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sỹ để tránh biến chứng nặng lên. Thông thường bác sỹ sẽ cho bé sử dụng benzyl – penicillin hay ampicillin kết hợp cùng với gentamycin để điều trị viêm. Liệu trình điều trị kéo dài có thể dùng 5 – 10 ngày còn với các trường hợp viêm phổi t nặng thì có thể dùng tới cefotaxim.
Trẻ bị viêm phổi uống thuốc gì sẽ do bác sỹ chỉ định, không được tự ý dùng.
>> Tìm hiểu thêm: Các loại dụng cụ cho bé uống thuốc thông dụng hiện nay
+ Đối với các bé từ 2 – 5 tháng tuổi thì có thể điều trị tại nhà nếu bệnh nhẹ, bác sỹ thường kê thuốc cotrimoxazol cho vị trí mà phế cầu chưa kháng thuốc hoặc sử dụng amoxycillin. Đầu tiên cho bé uống 2 – 3 ngày, nếu theo dõi thấy đỡ thì điều trị đủ từ 5 – 7 ngày. Còn nếu như tình trạng bệnh không tiến triển bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể hơn.
+ Riêng bé trên 2 tháng tuổi bị viêm phổi nặng như có biểu hiện khó thở và co rút lồng ngực thì cần điều trị tại bệnh viện. Bác sỹ thường dùng benzylpenicillin hoặc ampicillin để điều trị. Theo dõi sau khoảng 2 – 3 ngày và nếu đỡ tiếp tục dùng cho đủ 5 – 10 ngày.
+ Trường hợp bị viêm phổi rất nặng như khó thở kèm tím tái và ngủ li bì,… thì bắt buộc phải chữa và theo dõi tại bệnh viện. Trường hợp nảy chủ yếu dùng benzylpenicillin kết hợp với gentamicin hoặc chloramphenicol 5 – 10 ngày.
+ Những trẻ trên 5 tuổi mà bị viêm phổi sẽ được chỉ định dùng benzylpenicillin hoặc thuốc cefuroxim hay ceftriaxon. Với những trường hợp bị viêm phổi không điển hình sử dụng erythromycin uống trong khoảng 10 ngày giúp tiêu viêm diệt khuẩn tốt.
Trẻ bị viêm phổi uống thuốc gì? Các mẹ cũng cần lưu ý với những trường hợp trẻ bị viêm phế quản do virus gây ra không cần phải dùng thuốc kháng sinh bởi dù có sử dụng thuốc cũng không có tác dụng, thuốc chỉ giúp làm giảm triệu chứng bệnh. Mẹ chỉ cần chăm sóc bé cho tốt sau 7 - 10 ngày bệnh của bé sẽ được thuyên giảm.
Đọc thêm: Cách điều trị viêm phổi ở trẻ em bằng thảo dược tự nhiên
Cách chăm sóc khi trẻ đang bị viêm phổi
- Vệ sinh sạch sẽ mũi họng cho bé bằng cách dùng dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước muối biển rửa mũi 3 - 4 lần/ngày. Qua đó giúp làm sạch đường mũi, giúp bé dễ thở hơn, ngăn ngừa bệnh nặng hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh cho bé. Nên ưu tiên cho con ăn đồ ăn mềm và loãng dễ tiêu hoá, bổ sung trái cây và rau củ quả để tăng sức đề kháng. Cho bé ăn các loại thịt, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa để con mau khỏi.
Vệ sinh mũi họng cho bé mỗi ngày để con mau khỏi.
- Khi trẻ bị viêm phổi không cho bé ăn uống đồ lạnh, tránh đồ tanh, không ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và vị đậm cũng nên kiêng.
- Nếu bé bị viêm phổi mà không sốt cao, mẹ hãy tắm rửa sạch sẽ cho bé với nước ấm. Tuy nhiên nhớ tắm nhanh, tắm trong phòng kín để giúp bé cảm thấy dễ chịu.
- Cần giữ vệ sinh sạch sẽ không gian sống của bé, đảm bảo thoáng đãng, không được để con tiếp xúc với khói thuốc lá và bụi bẩn.
>> Có thể bạn quan tâm: