https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Trẻ bị trúng gió mẹ làm theo cách này ngay

Trẻ bị trúng gió mẹ làm theo cách này ngay

Trẻ nhỏ hệ thống miễn dịch còn yếu nên việc bị trúng gió là điều thường gặp. Trẻ bị trúng gió thường không nguy hiểm nếu được xử trí kịp thời. Tuy nhiên trong một số trường hợp nghiêm trọng trúng gió ở trẻ có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.

Khái niệm về trúng gió

Trúng gió hay còn gọi là bị cảm. Đây là hiện tượng gió độc xâm nhập vào cơ thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, nhức đầu kèm sốt… 

Nguyên nhân khiến trẻ bị trúng gió

Nguyên nhân khiến trẻ bị trúng gió

Thời tiết như nắng, gió, sương giá, trời lạnh, mưa… ảnh hưởng đến cơ thể một cách đột ngột, khí lạnh xâm nhập qua lỗ chân lông và đường hô hấp đi vào cơ thể khiến cơ thể bị trúng gió.

Trúng gió có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, trẻ nhỏ sức đề kháng còn non yếu chính là đối tượng dễ mắc trúng gió nhất.

Thời điểm trẻ dễ mắc trúng gió

- Trong thời điểm giao mùa khi mà thời tiết chuyển biến đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại. Sự thay đổi này diễn ra nhanh chóng khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi và dẫn đến tình trạng trúng gió. 

- Thời tiết ẩm ướt do mưa nhiều, mưa kéo dài và thời tiết lạnh.

- Vào những ngày đông khi nhiệt độ đột ngột xuống thấp.

Dấu hiệu trúng gió ở trẻ

Trẻ bị trúng gió sẽ có những biểu hiện điển hình như:

+ Cảm giác ớn lạnh ở sống lưng, sau gáy, ở chân và tay. Đây là những biểu hiện thường gặp ở những trẻ lớn, khi trẻ đã có thể diễn tả được cảm giác mà mình cảm nhận được bằng ngôn ngữ cho người lớn có thể biết được. 

+ Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trúng gió qua dấu hiệu trẻ thường rùng mình, da tím tái, chân tay co cứng.

+ Trẻ có cảm giác mệt mỏi, biểu hiện sốt rét, có cảm giác nhức đầu, choáng váng.

+ Trẻ sổ mũi, chảy nước mũi. Một số trường hợp nặng trẻ còn bị nôn, đau bụng và tiêu chảy.

Trúng gió khiến trẻ mệt mỏi, ớn lạnh

Trúng gió khiến trẻ mệt mỏi, ớn lạnh

>> Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc khi bé bị sốt cao rét run hiệu quả và an toàn

+ Đặc biệt, khi tình trạng bệnh nghiêm trọng trẻ có thể bị hôn mê, toàn thân co cứng và rất dễ gây nguy cơ tử vong.

Xử trí khi trẻ bị trúng gió

+ Theo Tây y: Thông thường, trẻ bị trúng gió thì sẽ được chỉ định sử dụng paracetamol. Thuốc này có tác dụng điều trị cảm cúm. Đồng thời bổ sung vitamin C nhằm tăng cường sức khỏe cho trẻ khi bị cảm cúm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị trúng gió ở trẻ cần được thực hiện theo đúng chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc để tránh gây những tác dụng phụ đáng tiếc đối với trẻ.

+ Theo Đông y: Có nhiều phương pháp đông y để điều trị trúng gió cho trẻ như cạo gió, cho trẻ uống trà gừng, uống nước ấm hay ăn cháo nóng để giải cảm…

Tuy nhiên, đối với những trẻ bị cảm khi chưa rõ nguyên nhân thì cạo gió không phải là điều mà cha mẹ cần làm. Hãy giúp bé cảm thấy dễ chịu và nhanh hồi phục bằng cách:

- Cho bé nghỉ ngơi, có thể ngủ nhiều hơn bình thường. Cho bé nằm nơi sạch sẽ, thoáng mát, để bé nằm cao đầu cho dễ thở

- Dùng nước ấm để tắm cho bé. Có thể cho bé xông nước lá để bé toát mồ hôi, giúp giải cảm rất tốt.

- Bổ sung nhiều nước cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh cần cho bé bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt, trẻ lớn hơn thì cho trẻ uống nước lọc hoặc nước hoa quả.

 Chăm sóc trẻ bị trúng gió đúng cách

Chăm sóc trẻ bị trúng gió đúng cách

- Vệ sinh mũi của trẻ bằng nước muối sinh lý. Đặt máy tạo ẩm để làm ẩm không khí. Cho bé ngửi tinh dầu để thông mũi, lưu thông khí huyết và giúp trẻ thư giãn tinh thần.

Đối với những trường hợp trúng gió nặng có kèm nôn và trẻ mệt nhiều thì tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp xử trí kịp thời.

Phòng chống trúng gió cho trẻ

Để tránh trúng gió cho trẻ khi nhận thấy thời tiết có sự thay đổi cha mẹ nên giữ ấm cho trẻ ngay. Khi đưa trẻ đi ra ngoài trong thời tiết lạnh cần mặc đủ ấm, đeo khẩu trang, đội mũ, quàng khăn, đeo kính, đeo tất tay, tất chân cho trẻ cẩn thận.

Sau khi tắm cho trẻ cần lau khô người trẻ trước khi mặc quần áo để tránh nhiễm lạnh. Cho trẻ ở phòng kín, tránh gió lùa khoảng 15 - 20 phút trước khi đưa trẻ ra ngoài.

Thời tiết lạnh cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ đặc biệt là vị trí gan bàn chân bằng cách đeo tất thường xuyên cho trẻ ngay cả khi ở nhà.

Ngoài ra, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ.

Trẻ bị trúng gió là tình trạng phổ biến không thể tránh khỏi. Vì vậy cha mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể nhận biết và xử trí kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46