https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không? – Mẹ đọc ngay để biết cách xử trí

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không? – Mẹ đọc ngay để biết cách xử trí

Thiếu máu sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, tạo áp lực lên các cơ quan khác của cơ thể. Vậy trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không? Nhận biết hiện tượng này qua những dấu hiệu nào? Mẹ đọc ngay những thông tin dưới đây để biết cách xử trí kịp thời nhé.

Thông tin cơ bản về bệnh thiếu máu ở trẻ

Thiếu máu ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây nên. Có hai loại thiếu máu cấp tính và thiếu máu mãn tính. Sở dĩ bệnh xảy ra là do sự suy yếu của lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể. Các tế bào hồng cầu khỏe này có chứa haemoglobin đóng vai trò vận chuyển oxy đến các mô trong cơ thể. Trường hợp hồng cầu xuống thấp sẽ gây nên tình trạng thiếu máu và các triệu chứng thường gặp khác như mệt mỏi, căng thẳng…

 Bệnh thiếu máu ở trẻ em

Bệnh thiếu máu ở trẻ em

Bệnh thiếu máu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bất kể nam giới, nữ giới, người già hay trẻ nhỏ đều có nguy cơ bị thiếu máu. Bệnh không chỉ xuất hiện ở người gầy mà thậm chí người mập cũng có nguy cơ bị thiếu máu. Vì vậy cha mẹ không nên chủ quan khi nghĩ rằng chỉ những bé còi cọc mới mắc bệnh này. 

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị thiếu máu

Những dấu hiệu nhận biết về bệnh thiếu máu ở trẻ nhỏ như:

+ Trẻ có cảm giác mệt mỏi ngay cả khi ăn ngủ đầy đủ.

+ Các hoạt động thường ngày không được hoạt bát, thiếu năng lượng.

+ Trẻ có cảm giác hoa mắt, chóng mặt nhất là khi đang ngồi mà đứng dậy.

+ Da, niêm mạc của trẻ xanh xao, nhợt nhạt.

+ Chân tay trẻ có cảm giác tê dại, trẻ bị hạ thân nhiệt.

+ Trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Thông thường trẻ bị thiếu máu ở thể nhẹ thường khó nhận biết do các biểu hiện không rõ ràng. 

 Thiếu máu khiến trẻ xanh xao, mệt mỏi và chán ăn

Thiếu máu khiến trẻ xanh xao, mệt mỏi và chán ăn

>> TÌm hiểu thêm:  Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì là tốt nhất?

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?

Tình trạng thiếu máu ở trẻ khá phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ. Đối với trẻ nhỏ, nhất là những trẻ dưới 2 tuổi do chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng thiếu máu.

Mặc dù thiếu máu do nguyên nhân gì đi nữa thì tình trạng này cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển không nhỏ cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Bởi vai trò của máu là cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì các hoạt động bình thường của các cơ quan. Do vậy khi bị thiếu máu, hầu hết các cơ quan của cơ thể đều bị ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng thiếu máu.

Một số ảnh hưởng khi trẻ bị thiếu máu

+ Trẻ bị thiếu máu thường cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng nên mọi hoạt động hàng ngày bị hạn chế rất nhiều. Trẻ sẽ hoạt động ít hơn, trẻ có thể ngừng tăng cân thậm chí có thể dẫn đến kiệt sức.

+ Thiếu máu gây ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ: Máu giúp vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể trong đó có não. Khi cơ thể thiếu máu, lượng oxy cung cấp cho não cũng ít nhiều bị ảnh hưởng gây tổn thương các hệ thống thần kinh. Trẻ sẽ có các biểu hiện như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khả năng nhận thức và tư duy giảm sút… Nghiên cứu cho thấy trẻ thiếu máu thường gây kém tập trung, nhanh quên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập của trẻ.

 Thiếu máu gây ảnh hưởng đến cơ thể trẻ

Thiếu máu gây ảnh hưởng đến cơ thể trẻ

+ Ảnh hưởng về tim mạch: Tim có vai trò co bóp giúp máu lưu thông nuôi cơ thể. Trường hợp thiếu máu sẽ khiến tim làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ oxy nuôi cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến hệ tim mạch bị ảnh hưởng, có nguy cơ cao gây nên các bệnh về tim mạch như: Suy tim, rối loạn nhịp tim, khó thở, tim to...

+ Ảnh hưởng đến hô hấp: Trẻ thiếu máu thường có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, thở nhanh, thở gắng sức. Trường hợp này thường gặp trong những tình trạng thiếu máu nặng.

+ Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể: Trẻ bị thiếu máu thường có nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng cao hơn so với những trẻ bình thường khác.

+ Nguy cơ tử vong cao: Trường hợp thiếu máu nặng ở trẻ sẽ dẫn đến tình trạng trẻ kích thích, vật vã, mạch nhanh, huyết áp tụt, trẻ đái ít, thậm chí vô niệu, nguy cơ tử vong ở trẻ là rất cao nếu không được xử trí kịp thời.

Như vậy, trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không thì câu trả lời là CÓ. Thiếu máu sẽ gây tác động xấu đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy khi thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị thiếu máu cha mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ để phòng và điều trị thiếu máu hiệu quả nhất nhé.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46