Bệnh chân tay miệng được chia thành 4 cấp độ, cùng với đó là phác đồ điều trị và thời gian trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi cũng khác nhau.
Dấu hiệu của bệnh
Bệnh tay chân miệng được chia thành các cấp độ khác nhau và biểu hiện cũng tăng lên theo cấp độ. Ở thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc với nguồn gây bệnh, trẻ thường không có biểu hiện gì. Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 – 6 ngày sau đó phát bệnh kèm theo sốt nhẹ và các nốt ban đỏ, mụn nước như vết bỏng.
Trẻ bị tay chân miệng bao lây thì khỏi
Biểu hiện điển hình của bệnh là mụn thường xuất hiện tại bàn tay, miệng, lưỡi, bàn chân và đầu gối. Không giống như phát ban mụn mọc ở cổ, lưng, bụng, đùi và không có mụn nước. Nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh chân tay miệng và bệnh thủy đậu vì biểu hiện của hai bệnh này khá giống nhau.
Từ cấp độ 2 của bệnh tay chân miệng thường sẽ xuất hiện những biểu hiện bị ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hô hấp và nhịp tim, kèm theo sốt cao trên 39 độ trong 42 tiếng và không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Nếu thấy trẻ xuất hiện những biểu hiện trên cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi
Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh khi có con trẻ mắc phải căn bệnh này. Do đặc tính của bệnh là lây truyền qua đường tiếp xúc nên bé cần phải cách ly trong suốt thời gian bị bệnh, nên thời gian điều trị bệnh kéo dài khiến nhiều bất tiện cho cả bố mẹ và bé.
Thông thường nếu trẻ chỉ mắc bệnh ở cấp độ 1, tức là bệnh ở thể nhẹ thì chỉ cần điều trị ngoại trú dưới sự hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ. Sau khoảng 7 – 10 ngày bệnh sẽ tự khỏi. Cũng có nhiều trường hợp 5 ngày bé đã khỏi nhưng cũng có thể hơn 10 ngày bé vẫn chưa khỏi.
Điều trị tại nhà với dung dịch sát khuẩn những tổn thương ngoài da
Nếu trong trường hợp bố mẹ thấy những tổn thương trên da không có chiều hướng giảm, bệnh có dấu hiệu nặng hơn cần tái khám để bác sĩ có phác đồ điều trị mới. Còn đối với cấp độ 2 trở đi thời gian trị bệnh không thể nói trước.
Virus chân tay miệng ngay cả sau khi các biểu hiện đã ngoài da đã chấm dứt nhưng bên trong cơ thể vẫn tồn tại từ 3 – 5 ngày có thể là vài tháng. Chính vì vậy, ngay cả khi các tổn thương trên da đã bình phục hẳn các mẹ cũng cần chăm sóc vệ sinh và chế độ dinh dưỡng cho trẻ thật tốt, để tránh bệnh tái phát trở lại.
Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng cho người bị tay chân miệng
Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi còn phải phụ thuộc nhiều vào chế độ chăm sóc cũng như phương pháp điều trị của bố mẹ. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp bé mau khỏi bệnh hơn.
- Dùng thuốc
Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vacxin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị. Đa số các phương pháp hiện nay chỉ tập trung vào việc chữa khỏi triệu chứng của bệnh. Đối với thuốc uống thì sử dụng paracetamol để hạ sốt.
Kèm theo đó là kết hợp bôi các dung dịch sát trung như xanhmethylen cồn đỏ, hoặc thuốc tím, su bạc… Giúp bảo vệ những tổn thương ngoài da tránh tình trạng nhiễm trùng.
- Dinh dưỡng
Đối với chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị chân tay miệng không nên kiêng bất cứ thứ gì. Nếu trẻ còn tự ăn được cần chế biến thực phẩm mềm và lỏng hơn bình thường cho bé dễ ăn. Những tổn thương trong khoang miệng có thể sẽ khiến bé biếng ăn, bố mẹ cần kiên nhẫn dỗ dành, chia nhỏ lượng thực phẩm cho bé ăn thành nhiều bữa trong ngày.
Cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm dưỡng chất giúp trẻ mau khỏi bệnh hơn
Trong giai đoạn bệnh thoái trào có nghĩa là những mụn nước bị vỡ ra cần cho bé ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C. Đây là dưỡng chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tránh tình trạng bội nhiễm trên da.
- Vệ sinh
Do bệnh chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm, rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc nên việc giữ vệ sinh là điều vô cùng quan trọng. Hơn nữa, những tổn thương trên da nếu không được bảo vệ rất dễ bị nhiễm trùng. Cần tắm cho trẻ mỗi ngày không nên theo quan niệm dân gian truyền miệng là kiêng nước, chỉ cần sau khi tắm dùng gạc sạch thấm khô tổn thương và dùng dung dịch sát khuẩn. Nếu được có thể tắm cho trẻ với nước đun sôi để nguội là tốt nhất.
Thường xuyên vệ sinh nhà ở, giường chiếu, chăn, màn bằng xà phòng hoặc dung dịch khử trùng thông thường. Đối với đồ chơi, bát đũa, bình sữa của trẻ cần thường xuyên sát khuẩn. Rửa tay cho trẻ với xà phòng diệt khuẩn, nhất là trước và sau bữa ăn.
- Thăm khám
Bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ chỉ sau 5 - 7 ngày điều trị tại nhà bệnh sẽ tự khỏi. Nhưng nếu xuất hiện những biến chứng nặng hơn cần cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Việc thăm khám kịp thời góp phần không nhỏ vào sự thành công của việc điều trị bệnh.
Thăm khám kịp thời giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn
Ngay cả khi mới bắt đầu xuất hiện những triệu chứng của bệnh, các bậc phụ huynh cũng không nên tự ý uống hay bôi bất kỳ loại thuốc nào. Cần có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên gia vì bệnh tay chân miệng có biểu hiện rất giống với nhiều bệnh khác có thể khiến bố mẹ nhầm lẫn, và dẫn đến điều trì sai cách.
>> Có thể bạn quan tâm: