Nhiều quan niệm xưa cho rằng người bị phỏng dạ cần kiêng gió, kiêng nước, tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Vậy bệnh phỏng dạ tắm lá gì để bệnh mau khỏi và làm dịu cơn ngứa ngáy? Một số loại lá tắm gợi ý dưới đây sẽ giúp người bệnh dễ dàng lựa chọn.
Bị phỏng dạ có được tắm không?
Bệnh phỏng dạ là bệnh nhiễm trùng da cấp tính do virus Varicella zoster gây nên. Trên bề mặt da có rất nhiều vi khuẩn, do đó việc vệ sinh da, giữ cho da luôn sạch sẽ, thoáng mát là điều vô cùng cần thiết. Nhiều quan niệm xưa cho rằng khi bị phỏng dạ cần kiêng nước là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Khi da không được vệ sinh sạch sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khiến tình trạng bệnh nặng hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Bệnh phỏng dạ tắm lá gì để mau khỏi?
Vậy nên người bị phỏng dạ không cần kiêng nước hay kiêng tắm. Mà ngược lại cần thường xuyên vệ sinh cá nhân để giữ cho làn da luôn sạch sẽ, thông thoáng.
Tắm thế nào để an toàn cho người bị phỏng dạ?
Như đã biết bệnh phỏng dạ không cần kiêng nước, nhưng không có nghĩa người bệnh có thể tắm như người bình thường. Cần tuân thủ những nguyên tắc sau để không làm ảnh hưởng đến những tổn thương trên da:
• Không tắm nước lạnh, nên tắm bằng nước ấm. Giúp giảm kích thích tổn thương, đồng thời làm sạch bề mặt da tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
• Tuyệt đối không được tắm với sữa tắm, xà phòng hay bất kỳ loại hóa chất nào.
• Tắm nơi kín gió và không tắm quá lâu khi nước đã nguội lạnh.
• Sau khi tắm dùng khăn mềm thấm khô nước, dùng dung dịch sát khuẩn xanh methylen chấm lên các tổn thương.
• Quần áo cần lựa chọn chất vải mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi. Quần áo cần rộng rãi để tránh làm các nốt phỏng bị vỡ.
Bệnh phỏng dạ tắm lá gì?
Mắc bệnh phỏng dạ tắm lá gì để mau khỏi và không bị ngứa là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Những loại lá dưới đây có tác dụng kháng viêm, giảm tình trạng ngứa ngáy.
- Lá trầu không
Dùng từ 10 đến 20 lá trầu không bánh tẻ, rửa sạch sau đó đun với nước trong 5p sau khi nước sôi. Tắm cho người bị phỏng dạ. Lá trầu không là loại lá vô cùng tốt với những tổn thương trên da. Lá trầu không có chứa thành phần kháng viêm tự nhiên giúp làm khô miệng các nốt mụn nước bị vỡ nhanh chóng. Giảm nguy cơ lây lan sang vùng da khác, các mụn nước không còn gây ngứa ngáy, nóng rát.
- Lá kinh giới
Bị phỏng dạ nên tắm lá kinh giới
Trong lá kinh giới có chứa 1,8% tinh dầu, rất tốt trong việc điều trị các các bệnh về da như dị ứng, mẩn ngứa. Sử dụng lá kinh giới đun nước tắm cho người bị phỏng dạ giúp giảm cơn ngứa, mụn xẹp nhanh hơn. Lưu ý trước khi đun phải rửa sạch và cắt bỏ cành, chỉ dùng phần lá.
- Lá sầu đâu
Để chữa bệnh phỏng dạ nhanh nhất, nên sử dụng lá sầu đâu. Tắm với nước lá sầu đâu ấm không chỉ giúp người bị phỏng dạ giảm cơn ngứa mà còn giúp những mụn phỏng bị vỡ nhanh khô miệng và tránh được khả năng nhiễm trùng.
- Tắm với rễ cây chút chít vàng
Thật thiếu sót nếu không kể đến rễ cây chút chít vàng dùng để điều trị bệnh phỏng dạ. Loại rễ cây này có công dụng giảm ngứa và lành các mụn nước bị vỡ nhanh hơn.
Tắm với rễ cây chút chít vàng
Dùng khoảng 30g rễ cây chút chít rửa sạch đất sau đó băm nhỏ. Đun với 3 lít nước sôi khoảng 10 phút thì gạn ra dùng nước đó để tắm. Để lại trong nồi khoảng 1 lít nước, đun đến khi cho cô đặc lại còn 500ml. Dùng gạc sạch thấm nước cốt này chấm lên vùng da bị phỏng dạ, sau khi đã tắm với nước rễ cây chút chít.
Chú ý khi chăm sóc người bị phỏng dạ tại nhà
Ngoài việc sử dụng phương pháp tắm các loại lá, sau khi tắm bạn nên sử dụng gạc sạch thấm khô tổn thương. Sau đó dùng dung dịch sát khuẩn xanh methylen hoặc cồn đỏ chấm lên các vết thương. Bệnh phỏng dạ nếu được phát hiện và chăm sóc đúng cách sẽ không có gì đáng lo ngại.
Sử dụng xanh methylen bôi các tổn thương do phỏng dạ ngày 2 – 3 lần
Luôn giữ cho chăn, đệm, quần áo và nơi nghỉ ngơi sạch sẽ, thoáng mát. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nhóm chất, cùng các vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng hệ miễn dịch. Điều này hỗ trợ rất lớn cho việc điều trị bệnh nhanh chóng khỏi hơn.
Tránh tiếp xúc với những người xung quanh nhất là phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Những đối tượng này có sức đề kháng kém và rất dễ bị lây bệnh.
Đối với bệnh phỏng dạ bạn hoàn toàn có thể thăm khám và điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, nếu cảm thấy những tổn thương lan rộng, xuất hiện mụn mủ, kèm theo sốt cao. Có thể bệnh sẽ gây ra một số biến chứng, bạn cần đến khám tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp điều trị thích hợp. Không nên chủ quan để bệnh kéo dài vì bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm nếu bệnh tiến triển nặng hơn mà không được điều trị kịp thời.
>> Có thể bạn quan tâm: