https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì để mau khỏi

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì để mau khỏi

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh khi có con mắc phải căn bệnh này. Việc tìm hiểu rõ các triệu chứng, kiêng cữ đúng cách là điều vô cùng cần thiết giúp bệnh mau khỏi và không xảy ra những biến chứng khác.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Chân tay miệng là bệnh do virus nhiễm trùng đường ruột gây ra và có nguy cơ lây lan rất nhanh. Đối tượng < 5 tuổi thường bị mắc bệnh nhiều nhất do hệ miễn dịch đường ruột còn kém. Bệnh thường kèm theo những triệu chứng như nổi ban đỏ, mụn nước tại những vị trí đặc trưng của bệnh như bàn chân, bàn tay, miệng, lưỡi, kèm theo là triệu chứng sốt nhẹ.

 Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Bệnh được chia thành 4 giai đoạn với những biến chứng khác nhau và có những biến chứng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh, đôi khi là cả tính mạng.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?

Virus chân tay miệng có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc, khi trẻ vô tình nuốt hoặc hít phải nước bọt, dịch mũi, họng của người bệnh. Dịch từ mụn nước hoặc phân của người nhiễm bệnh. Để ngăn bệnh lây lan khi trẻ bị bệnh cần kiêng những điều sau:

  • Không cho trẻ tiếp xúc với cộng đồng

Khi con của bạn có những dấu hiệu của bệnh chân tay miệng cần cho trẻ nghỉ học, không cho trẻ đến những nơi vui chơi tập trung như khu vui chơi giải trí, siêu thị để tránh bệnh lây lan cho những trẻ khỏe mạnh. Cách ly trẻ ít nhất 10 ngày để tránh tình trạng lây lan và bùng phát thành dịch bệnh.

  • Không cho trẻ nghịch bẩn

Các bậc phụ huynh cần ý thức được việc tạo thói quen rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn, rửa dưới vòi nước chảy nhiều lần trước và sau bữa ăn. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của bé, khu vui chơi. Đặc biệt sát khuẩn những đồ chơi bé thường ngậm. 

 Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng kiêng không cho trẻ nghịch bẩn

Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng kiêng không cho trẻ nghịch bẩn

Sau khi thay tã lót cho trẻ cần xử lý đúng cách, gói trong bịch nilon và vứt vào thùng rác. Bố mẹ cũng nên rửa tay sạch sẽ sau khi thay tã, bỉm cho bé, nhất là thời điểm trước khi nấu ăn cho bé.

  • Kiêng ăn đồ cứng, lạnh

Khi trẻ bị chân tay miệng niêm mạc miệng của trẻ thường sẽ bị tổn thương. Không nên cho trẻ ăn những thức ăn quá cứng, hoặc quá lạnh để hạn chế kích ứng lên vùng tổn thương hạn chế tình trạng bệnh nặng lên. Cần nấu thức ăn mềm, lỏng hơn giúp bé dễ nuốt. Đặc biệt cần chú ý đến khẩu phần dinh dưỡng của trẻ, đảm bảo đủ 4 nhóm chất và các loại vitamin A, C, B, D, E… Các thực phẩm chức năng, tăng sức đề kháng hệ miễn dịch đường ruột như sữa chua, men sống, men tiêu hóa. 

Những sai lầm khi kiêng cữ cho trẻ

  • Kiêng không ăn 

Nhiều bậc phụ huynh khi con bị tay chân miệng kiêng không cho trẻ ăn những loại thực phẩm như cá, trứng, tôm, rau muống, thịt gà vì lo sợ con ngứa hoặc để lại sẹo lồi, vết thâm trên da. Nhưng quan điểm này hoàn toàn sai lầm, theo các bác sĩ chuyên khoa khi con trẻ mắc bệnh tay chân miệng những mụn nước ở miệng khiến trẻ khó ăn. 

 Cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm chất giúp bé khỏi bệnh nhanh hơn

Cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm chất giúp bé khỏi bệnh nhanh hơn

Nếu kèm theo việc kiêng khem dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng khiến sức đề kháng của trẻ bị kém đi, đồng nghĩa với việc trẻ sẽ lâu khỏi bệnh hơn. Các ông bố bà mẹ cần kiên trì dỗ cho bé ăn nhiều bữa một ngày với thực phẩm chế biến mềm hơn, lỏng hơn bình thường. Cho trẻ uống nhiều nước, các loại nước ép hoa quả vừa giúp bổ sung nước vừa bổ sung các nhóm vitamin, khoáng chất cho cơ thể bé.

  • Kiêng nước

Khi trẻ bị bệnh cha mẹ tuyệt đối không kiêng tắm rửa cho bé, bé cần tắm hàng ngày bằng nước ấm để làm sạch da, hạn chế tình trạng nhiễm trùng, tuy nhiên cần tắm nhanh và tắm trong phòng kín gió.

Chỉ cần khi tắm sử dụng nước sạch hoặc tốt nhất là nước đun sôi để nguội hòa cùng với chút muối sạch. Tắm ở nơi kín gió, sau khi tắm dùng gạc mềm lau khô vết thương và sát khuẩn với dung dịch cồn đỏ.   

Bệnh chân tay miệng bao lâu thì khỏi

Với bệnh chân tay miệng ở thể nhẹ, không gặp biến chứng thì sau 7 – 10 ngày điều trị tại nhà bệnh sẽ tự khỏi. Các bậc phụ huynh chỉ cần tuân thủ đúng những phương pháp vệ sinh cho trẻ để tránh lây lan cho trẻ khác. 

 Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng gì ?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng gì ?

Nhưng nếu trẻ xảy ra biến chứng mà không được đưa đến cơ sở y tế để có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ để lại những di chứng rất nặng cho bệnh nhân, thậm chí là nguy hiểm đến cả tính mạng con trẻ. Chính vì thế trong quá trình trẻ mắc bệnh cần theo dõi cũng như hỏi ý kiến bác sĩ về cách điều trị cũng như theo sát tình trạng biến chuyển bệnh của trẻ để có biện pháp cấp cứu kịp thời, hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46