Nếu không biết bệnh phỏng dạ kiêng gì cho nhanh khỏi rất có thể người bệnh sẽ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm của bệnh như: sốt cao, co giật, giảm thính lực, viêm phế quản…
Nguyên nhân gây bệnh phỏng dạ
Bệnh phỏng dạ là bệnh nhiễm trùng do một loại virus có tên khoa học Varicella-zoster gây ra, một loại virus cùng tên gây ra các bệnh như thủy đậu, zona thần kinh. Đây là bệnh lây lan qua đường tiếp xúc và có nguy cơ bùng phát bệnh dịch nếu gặp điều kiện thuận lợi.
Biểu hiện của bệnh phỏng dạ với những tồn thương nhiều độ tuổi.
Bệnh thường bùng phát vào cuối tháng 9 khi thời tiết chuyển mùa, sức đề kháng của con người yếu đi là điều kiện để virus này phát triển. Trong vài tháng gần đây theo thống kê của Bộ Y tế có đến hơn 3. 000 trường hợp nhập viện mỗi tháng do virus Variscella-zoster gây bệnh.
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 5 – 7 ngày sau khi tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh. Biểu hiện ban đầu của bệnh phỏng dạ là những vết đỏ nổi trên da, sau 24 – 42 tiếng những mụn nước bắt đầu xuất hiện có màu trắng sau chuyển sang màu trắng đục. Kích thước của mụn cũng tăng theo từng ngày và vỡ ra sau 2 - 3 ngày.
Đặc trưng của bệnh là các nốt mụn có nhiều độ tuổi từ mụn đỏ, mụn nước, mụn vỡ và mụn đóng vảy. Trung bình 3 - 4 ngày trên da sẽ mọc một đợt mụn mới gây ngứa vào ban đêm, có thể mọc ở trong miệng, lỗ tai, cuống họng…
Biến chứng của bệnh
Bệnh phỏng dạ là bệnh nhiễm trùng thông thường có thể khỏi sau 7 – 10 ngày điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu điều trị không đúng cách hoặc phát hiện muộn có thể gây ra nhiều biến chứng bất lợi cho sức khỏe.
Bệnh phỏng dạ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất là ở trẻ em
Bạn có thể gặp phải tình trạng khó thở, co giật, tím tái… Nếu virus làm tổn thương đến một số dây thần kinh tai, họng có thể dẫn đến giảm thính lực, viêm phế quản. Nguy hiểm hơn bệnh phỏng dạ ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến sốt cao, co giật và có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến não có thể để lại di chứng suốt đời, thậm chí là tính mạng.
Bệnh phỏng dạ kiêng gì?
Không đến nơi đông người
Như đã biết bệnh phỏng dạ là bệnh truyền nhiễm, khi bị bệnh tốt nhất bạn không nên đến nơi đông người để tránh lây lan cho người khỏe mạnh. Thời gian này bạn nên nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, yên tĩnh để bệnh mau khỏi.
Không được gãi
Khi bị phỏng dạ chắc chắn bạn sẽ rất ngứa, nhưng tuyệt đối không được gãi. Bạn có thể vô tình làm vỡ các mụn nước, trong móng tay luôn chứa vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.
Gãi khiến mụn lan rộng và tổn thương dễ bị nhiễm trùng
Kiêng ăn đồ tanh
Hải sản, trứng, thịt gà, cá… những thực phẩm nhiều chất tanh khiến những tổn thương lan rộng và khó khô miệng hơn. Trong thời gian điều trị bệnh bạn nên kiêng tối đa những thực phẩm này giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh.
Thực phẩm nhiều vitamin C
Vitamin C là dưỡng chất vô cùng tốt cho da, giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể tuy nhiên khi đang bị phỏng dạ thì không nên sử dụng nhiều vitamin C như cam, chanh vì vùng khoang miệng của người bệnh cũng có thể xuất hiện những mụn rộp và vỡ mụn việc sử dụng thực phẩm nhiều vitamin C có thể gây kích ứng vùng mụn và khiến tổn thương lâu lành, có nguy cơ lan rộng hơn.
Vitamin C khiến tổn thương lâu khô miệng
>> Xem thêm: Bệnh phỏng dạ và những điều bạn nên biết
Tránh xa bia, rượu
Bia, rượu tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến các tổn thương trên da nhưng lại làm chậm quá trình đào thải độc tố của thận. Làm mất tác dụng của các loại thuốc điều trị, dẫn đến bệnh lâu khỏi và tăng nguy cơ bội nhiễm.
Những sai lầm trong việc kiêng khem
Trong quan niệm xưa, khi bị phỏng dạ hay bất cứ bệnh gì người bệnh được khuyến cáo nên kiêng gió, kiêng nước. Tuy nhiên, đây là những quan niệm hoàn toàn sai lầm. Đối với bệnh phỏng dạ những tổn thương trên da luôn chứa rất nhiều vi khuẩn, vì vậy người bệnh cần được giữ vệ sinh và tắm rửa thường xuyên.
Tuy nhiên, khi tắm cần tắm ở nơi kín gió, tắm với nước ấm có pha một chút muối trắng. Sau khi tắm dùng khăn bông mềm thấm khô nước và mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi. Đối với những nốt mụn trên da cần dùng dung dịch sát khuẩn xanh methylen chấm lên 2 – 3 lần/ngày. Nếu mụn mọc trong miệng bạn có thể dùng nước muối pha loãng để xúc miệng thường xuyên.
Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ giảm nguy cơ bội nhiễm
Không nên kéo dài thời gian ăn kiêng sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, gây ra suy nhược cơ thể, kéo theo sức đề kháng cơ thể bị giảm sút, nhiều bệnh tình có thể phát sinh. Vì vậy, sau khi các tổn thương trên da khô miệng đóng vảy bạn có thể ăn trở lại bình thường.
Ngoài ra, khi bị phỏng dạ bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về phương pháp chăm sóc cũng như phác đồ điều trị. Vì đôi khi bạn có thể bị nhầm triệu chứng với một bệnh khác và có cách chăm sóc cũng như điều trị sai hướng. Dẫn đến những hậu quả khó lường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bản thân.
>> Có thể bạn quan tâm: