Bệnh phỏng dạ và những điều bạn nên biết

Bệnh phỏng dạ là bệnh rất dễ lây nhiễm và để lại những biến chứng rất nặng. Bạn cần nắm rõ những thông tin về căn bệnh này để phát hiện cũng như điều trị kịp thời.

Tổng quan về bệnh phỏng dạ

Nguyên nhân gây bệnh

Phỏng dạ là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster, một loại virus gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ và bệnh zona thần kinh ở người lớn. chúng lây qua đường tiếp xúc và có tốc độ lây lan rất nhanh. 

Bệnh phỏng dạ sau khi khỏi người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời, do đó người đã từng bị thủy đậu sẽ không bị tái lại.

Biểu hiện của bệnh

Trong thời gian ủ bệnh phỏng dạ thường không có bất cứ biểu hiện gì bất thường. Những biểu hiện thường xuất hiện sớm ở bệnh phỏng dạ là sốt nhẹ từ 37,5 độ đến 38 độ C. Trên da bắt đầu xuất hiện những nốt phỏng có màu hồng nhạt, ngứa và không xuất hiện tập trung tại vị trí nào mà rải rác khắp cơ thể. 

 Biểu hiện bệnh phỏng dạ ở trẻ nhỏ

Biểu hiện bệnh phỏng dạ ở trẻ nhỏ

Kích thước của mụn sẽ tăng theo từng ngày nếu bạn không kiềm chế được cơn ngứa mà gãi có thể làm vỡ các mụn này. Sau 3 – 4 ngày mụn sẽ đóng vảy và để lại sẹo. Đặc biệt, mụn phỏng dạ không giống như zona hay phát ban chúng không mọc cùng lúc mà các nốt có độ tuổi khác nhau. Chúng mọc theo nhiều đợt, khoảng 3 – 5 ngày một đợt như: nốt sần đỏ, nốt có nước, nốt mới vỡ và nốt đóng vảy.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh 

Bệnh phỏng dạ là bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau 1 thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, đa số người bệnh đều bị cơn ngứa hành hạ và gãi khiến tổn thương bị nhiễm trùng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu những nốt mụn mọc tại tai, họng có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm thanh quản do mụn vỡ ra gây nhiễm trùng sưng tấy.

Đối với những tổn thương trên da khi bị vỡ nếu không được giữ vệ sinh và chăm sóc đúng cách việc nhiễm trùng, gây lở loét là điều không thể tránh khỏi. Nhất là với trẻ nhỏ do không kiêng giữ được nên rất dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra bệnh phỏng dạ còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm màng não để lại di chứng suốt đời cho người bệnh, thậm chí là tử vong.

Bệnh phỏng dạ đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai vì có thể lây sang con dẫn đến bé bị dị tật bẩm sinh hoặc làm chết lưu thai nhi.

Những biến chững của bệnh phỏng dạ rất nguy hiểm, việc phát hiện sớm bệnh cũng như có biện pháp điều trị kịp thời là cách tốt nhất để ngăn bệnh không tiến triển nặng hơn.

Cách điều trị hiệu quả bệnh phỏng dạ

Bệnh phỏng dạ cũng giống như bệnh thủy đậu, hay zona thần kinh cùng do một loại virus gây bệnh. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ dừng lại ở điều trị triệu chứng tránh bội nhiễm. Kết hợp sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn các tổn thương trên da.

 Bôi xanh methylen giúp sát khuẩn tổn thương phỏng dạ

Bôi xanh methylen giúp sát khuẩn tổn thương phỏng dạ

Giữ vệ sinh cơ thể bằng cách tắm với nước đun sôi để nguội có pha thêm muối loãng. Khi tắm cần chú ý nhẹ nhàng để tránh làm vỡ các mụn nước khiến bệnh lâu khỏi hơn. Khi các mụn nước vỡ ra có thể sử dụng dung dịch xanh methylen dùng gạc sạch chấm lên các tổn thương. Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không sử dụng kem trị ngứa có thành phần phenol có thể làm tình trạng bệnh nặng nề hơn.

Ngoài sử dụng những loại thuốc Tây, bạn có thể kết hợp tắm với một số loại thảo dược có thành phần kháng sinh, kháng viêm tự nhiên như: lá khế chua, cỏ mực… giúp giảm viêm, xoa dịu cơn ngứa ngáy khó chịu. 

Trong quá trình điều trị cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong chế độ ăn hàng ngày. Đặc biệt những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A rất tốt, giúp cơ thể phòng tránh được khả nặng bội nhiễm khi các mụn nước bị vỡ ra.

Uống nhiều nước và rau quả tươi giúp kích thích hệ tiêu hóa. Giúp tăng đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể qua đường tiêu hóa.

Nếu các tổn thường xuất hiện trong miệng hoặc cuống họng có thể làm bạn chán ăn và gây khó khăn khi nuốt, nên nấu thực phẩm mềm, lỏng và ăn khi đã nguội bớt để giảm đau. Có thể sử dụng các loại gel bôi tạm thời để giảm đau khi ăn. Những loại thuốc này được bào chế với hàm lượng gây tê tại chỗ vừa đủ nên hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe khi nuốt phải.

Phòng tránh bệnh phỏng dạ như thế nào?

Hiện nay, bệnh phỏng dạ hay còn gọi là thủy đậu đã có vacxin phòng bệnh. Đây là biện pháp duy nhất và có tác dụng điều trị lâu dài. Nếu nhà có trẻ nhỏ trên 1 tuổi bạn cần nhớ lịch tiêm cho trẻ. Đối với những người lớn tuổi chưa từng bị phỏng dạ nếu có tiếp xúc với người bị bệnh cần rửa tay với xà phòng sát khuẩn ngay sau đó. 

 Tiêm phòng vaxin là cách hiệu quả để phòng tránh bệnh phỏng dạ

Tiêm phòng vaxin là cách hiệu quả để phòng tránh bệnh phỏng dạ

Tìm đến các cơ sở y tế có vacxin phòng bệnh tiêm chủng ngừa trong 3 ngày sau đó. Đối với những người bị bệnh cần được cách ly với những người xung quanh. Không sử dụng chung đồ cá nhân như chăn, màn, quần áo, cốc… để tránh bệnh lây lan rộng rãi.

Đối với người chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh phỏng dạ cần đeo khẩu trang, không ôm hôn trẻ, rửa tay sau khi tiếp xúc với trẻ và trước khi chế biến thức ăn để tránh bị lây bệnh nếu bạn chưa bị phỏng dạ nguy cơ lây nhiễm là rất cao.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status