Bị bỏng kiêng ăn gì để vết thương mau lành

Tổn thương do bỏng gây ra có thể để lại sẹo mãi mãi gây mất thẩm mỹ. Việc bị bỏng kiêng ăn gì là điều vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến quá trình tái tạo các tế bào da đã chết, giúp hình thành một làn da mới nhanh hơn.

Bỏng là bệnh gì? 

Bỏng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như bỏng nhiệt, điện, hóa chất, bức xạ, ma sát, bỏng lạnh… Không chỉ đơn thuần là cảm giác đau rát, mà các tế bào da bị nhiệt tác động có thể bị ảnh hưởng hoặc chết đi. 

 Bỏng được chia thành 4 cấp độ 

Bỏng được chia thành 4 cấp độ 

Bỏng được chia thành 4 cấp độ với mức độ nghiêm trọng cũng tăng theo. 

+ Bỏng độ 1: Những tổn thương trên da chỉ ảnh hưởng đến lớp biểu bì bên ngoài như đau, rát, mẩn đỏ. 

+ Bỏng độ 2: Cấp độ này gây tổn thương đến lớp hạ bì tầng thứ 2 của làn da, gây ra những vết đỏ, dịch mụn nước xuất hiện.

+ Bỏng cấp độ 3: Bao gồm các lớp da, có thể lan rộng đến xương và cơ. Các vị trí tổn thương có thể bị cháy đen hoặc nhợt nhạt. 

+ Bỏng cấp độ 4: Đây là mức độ vô cùng nguy hiểm, vết bỏng có thể ảnh hưởng đến lớp cơ, xương và các dây thần kinh gây đau đớn vô cùng. 

Những loại sẹo có thể hình thành sau khi khỏi 

Đã nhắc đến tổn thương da, chắc chắn sẽ để lại sẹo. Bỏng được chia thành nhiều cấp độ khác nhau và sẹo để lại cũng khác nhau tùy vào cách chăm sóc cũng như xử lý vết bỏng.

+ Sẹo phình to: Đây là dạng sẹo khó chịu nhất và thường tồn tại vĩnh viễn, sẹo có màu tím hoặc đỏ nổi trên bề mặt da. 

 Sẹo bỏng thường để lại sau một thời gian dài sau khi lành vết thương

Sẹo bỏng thường để lại sau một thời gian dài sau khi lành vết thương

+ Sẹo lõm: Tổn thương siết chặt da tạo thành một lỗ nhỏ tại vùng bị tổn thương.

+ Sẹo lồi: Có bề mặt nổi trên da, không có lông và rất mềm khi ấn nhẹ.

+ Sẹo thâm: Đa phần những tổn thương bỏng nhẹ sau khi đóng vảy đều để lại vết thâm. Tùy vào cơ địa và cách chăm sóc của từng người mà thời gian chúng tồn tại cũng khác nhau. Nhưng theo quy luật hình thành tế bào da mới của cơ thể thì vết thâm sẽ dần mờ đi.

Bị bỏng kiêng ăn gì để vết thương mau lành không để lại sẹo

Bị bỏng kiêng ăn gì là mối quan tâm của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Những thực phẩm hàng ngày chúng ta đưa vào có thể có thể gây ảnh hưởng lớn đến quá trình lành vết thương. Cùng điểm danh những loại thực phẩm cần kiêng khi bị bỏng giúp vết thương nhanh lành và không để lại sẹo xấu.

  • Thịt bò

Thịt bò và tất cả các loại thịt đỏ có chứa rất nhiều protein, vitamin B5, kali… rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe chúng ta. Tuy nhiên, đối với vết thương bỏng, thịt bò làm tăng sắc tố melamin khiến hình thành sẹo thâm rất mất thẩm mỹ. 

 Thịt bò có thể hình thành sẹo thâm 

Thịt bò có thể hình thành sẹo thâm 

  • Trứng

Trứng khiến vết thương lâu lành và có thể gây sẹo trắng, không đều màu. Nên hạn chế ăn loại thực phẩm này trong thời gian đầu hình thành sẹo.

  • Rau muống

Rau muống là tác nhân gây hình thành sẹo lồi và sẹo thâm. Do trong loại rau này có chứa rất nhiều colagen khiến vùng da bị tổn thương lồi lên nhanh chóng. Nhưng đối với người có tổn thương sâu thì đây lại là thực phẩm rất hữu ích.

 Bị bỏng cần kiêng rau muống để tránh hình thành sẹo lồi

Bị bỏng cần kiêng rau muống để tránh hình thành sẹo lồi

  • Đường

Nghe có vẻ vô lý nhưng thực ra đường và các loại thực phẩm chứa nhiều đường, chúng làm chậm quá trình chữa lành các tổn thương, khiến tình trạng sưng viêm tồi tệ hơn. Chính vì thể khi bị bỏng cần kiêng đường và các thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt, sinh tố, bánh kẹo, sữa đặc… 

Người bị bỏng nên ăn gì?

Bổ sung những loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng của người bị bỏng giúp giảm các triệu chứng sưng viêm, nhiễm trùng, tăng sự sinh trưởng tế bào mới. Giúp nhanh lành các vết thương, mờ sẹo hiệu quả. 

  • Dầu cá

Trong dầu cá chứa nhiều omega- 3 giúp giảm sưng viêm, cung cấp dinh dưỡng để tái tạo tế bào mô mới một cách nhanh chóng. Omega -3 giúp tăng cường hệ miễn dịch và kháng viêm hiệu quả. Ngoài dầu cá các loại hạt như óc chó, đậu lành, hạt lạc cũng chứa rất nhiều chất này. 

  • Uống nhiều nước

 Uống nhiều nước giúp điều trị vết bỏng nhanh lành hơn

Uống nhiều nước giúp điều trị vết bỏng nhanh lành hơn

Người bị bỏng cần uống từ 1,5 đến 3 lít nước mỗi ngày để tránh vết bỏng bị khô gây khó khăn trong quá trình lành vết thương. Đồng thời trong thời gian này bạn sẽ phải dùng khá nhiều kháng sinh, uống nhiều nước giúp thận thải độc tố do tồn dư thuốc ra ngoài một cách hiệu quả.

  • Thực phẩm giàu vitamin

Các loại rau xanh và hoa quả tươi chứa nhiều các nhóm vitamin là sự lựa chọn giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch giúp chữa lành vết thương nhanh hơn. Đặc biệt, vitamin A, C, E chứa nhiều chất chống oxi hóa giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, tránh nguy cơ vết thương bị bội nhiễm.

Sơ cứu khi bị bỏng đúng cách

Việc sơ cứu bỏng nhiều người vẫn nghĩ là đơn giản, nhưng nếu xử lý sai cách có thể dẫn đến bội nhiễm, tổn tương nặng hơn. Trong mọi trường hợp dù là nguyên nhân gây bỏng là gì cần dùng nước mát xả trực tiếp lên vết bỏng đến khi cảm thấy vết thương dịu hơn. 

 Sơ cứu vết bỏng đúng cách 

Sơ cứu vết bỏng đúng cách 

Không dùng đá quá lạnh trực tiếp khiến các tế bào phản ứng với nhiệt độ bất thường, co rút lại khiến vết thương tệ hơn lâu khỏi và dễ viêm loét. Không bôi, xịt hay đổ các loại như kem đánh răng, nước mắm có thể gây nhiễm trùng. Những bước sơ cứu ban đầu sai cách có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status