https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Trẻ bị sốt rét: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí

Trẻ bị sốt rét: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí

Sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên trẻ bị sốt rét lại là bệnh nguy hiểm mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Để phòng và điều trị bệnh hiệu quả, cha mẹ cần nắm được nguyên nhân gây bệnh do đâu và những triệu chứng điển hình trẻ có thể gặp phải khi bị sốt rét.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt rét

Nói đến sốt rét chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay đến nguyên nhân gây bệnh đó chính là loài muỗi Anopheles nguy hiểm. Điều này hoàn toàn đúng nhưng vẫn chưa đủ, còn có rất nhiều nguyên nhân khác gây nên tình trạng bệnh này. Chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân khác ngoài muỗi Anopheles như: 

+ Do rối loạn vận mạch: Hầu hết tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc tình trạng này trong đó có cả trẻ em. Khi thân nhiệt lên cao đến mức 38 - 40 độ C thì tình trạng rối loạn vận mạch hoàn toàn có thể xảy ra.

 Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt rét

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt rét

Chúng ta có thể lý giải điều này bằng việc khi trẻ bị sốt, chất gây sốt nội sinh sẽ kết hợp với chất gây sốt ngoại sinh khiến thân nhiệt ở mức bình thường trở nên thấp hơn nhiệt độ bình thường trong cơ thể. Dẫn đến việc cơ thể xuất hiện tình trạng ớn lạnh, rét run, mạch ngoại vi co lại.

+ Nhiễm ký sinh trùng sốt rét: Tình trạng nhiễm trùng này xảy ra rất phổ biến ở những vùng nóng ẩm. Nguyên nhân chính là do mầm bệnh ký sinh trùng trong loài muỗi Anopheles truyền vào cơ thể khi muỗi đốt vào người và gây bệnh.

Tìm hiểu thêm: Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt rét

+ Triệu chứng ban đầu

Khi bị sốt rét run, trẻ thường có biểu hiện ban đầu đó là da mặt đỏ, hơi tái, người mệt mỏi, quấy khóc, ngủ nhiều. Thân nhiệt của trẻ cao, thông thường lên tới 38 độ C trở lên nhưng trẻ vẫn có cảm giác ớn lạnh, vã mồ hôi. Bên cạnh đó, trẻ bị sốt rét còn xuất hiện những cơn đau đầu, chóng mặt khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

 Sốt rét khiến cơ thể trẻ lúc nóng lúc lạnh

Sốt rét khiến cơ thể trẻ lúc nóng lúc lạnh

>> Tìm hiểu thêm: Mẹ nên biết bé nóng sốt mọc răng cần xử lý như thế nào?

+ Các dấu hiệu lâm sàng điển hình

Sốt rét run ở trẻ sẽ có 3 giai đoạn:

- Sốt lạnh run: Trẻ sốt cao kéo dài khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, chóng mặt và có cảm giác buồn nôn.

- Cơ thể trẻ lúc nóng lúc lạnh: Thân nhiệt trẻ tăng dần, nhiệt độ có thời điểm tăng cao lên đến 40 độ C, nguy cơ gây co giật ở trẻ là rất cao. Trẻ sốt nhưng cơ thể có lúc nóng ran nhưng có lúc lạnh rét run cầm cập. Với tình trạng này cha mẹ cần tìm cách để hạ sốt cho trẻ, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tình trạng nóng lạnh bất thường này ở cơ thể trẻ sẽ kéo dài lên đến 6 tiếng đồng hồ.

- Trẻ vã nhiều mồ hôi: Giai đoạn này là lúc nhiệt độ cơ thể trẻ đã hạ. Trẻ bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn, có cảm giác buồn ngủ nhưng người vẫn vã nhiều mồ hôi. Thời điểm diễn ra tình trạng này có thể trong khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Điều trị và chăm sóc khi trẻ bị sốt rét 

Khi trẻ bị sốt rét run thì điều quan trọng đầu tiên mà cha mẹ cần chú ý đó là nhanh chóng hạ sốt cho trẻ bằng những phương pháp đơn giản như:

+ Cho trẻ nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, thông khí. Không nên để nhiều người vây quanh trẻ tránh tình trạng ngạt khí.

+ Mặc quần áo mỏng, thoáng cho trẻ. Lựa chọn quần áo thấm mồ hôi tốt. Tuyệt đối không giữ ấm trẻ bằng cách đắp nhiều chăn khi trẻ đang bị sốt rét.

+ Dùng khăn ấm lau người cho trẻ, chú ý lau ở các vị trí như nách, bẹn, trán để giúp hạ sốt nhanh chóng. 

+ Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn các thức ăn loãng, dễ tiêu. Trẻ sơ sinh mẹ nên cho bé bú càng nhiều càng tốt.

+ Trẻ bị sốt rét bao giờ cũng xuất hiện tình trạng mất nước. Vì vậy cha mẹ cần tăng cường bổ sung nhiều nước cho trẻ. Cho trẻ uống nước sôi để nguội hoặc uống oresol để bù nước, bù điện giải cho cơ thể.

 Chăm sóc trẻ bị sốt rét đúng cách để đề phòng biến chứng xảy ra

Chăm sóc trẻ bị sốt rét đúng cách để đề phòng biến chứng xảy ra

>> Tìm hiểu thêm: Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu và những thông tin chi tiết về bệnh

+ Cần theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38.5 độ C bằng các loại thuốc hạ sốt dành cho trẻ em theo đúng liều lượng được chỉ định. Mỗi lần uống hạ sốt cần cách nhau khoảng 5 - 6 tiếng một lần, không nên cho trẻ uống liên tục tránh gây tổn thương đến gan của trẻ.

Đối với những trường hợp trẻ sốt cao không đỡ sau khi hạ sốt thì tốt nhất cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng trẻ bị sốt rét cũng như cách hạ sốt an toàn và hiệu quả mà cha mẹ cần biết. Khác với sốt thường, sốt rét nếu xử trí sai cách sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, trường hợp sốt rét run tuyệt đối không nên đắp chăn để tránh thân nhiệt tăng cao khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn nhé.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46