Trẻ cần được tắm hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn trên cơ thể, nhưng với những trẻ bị sổ mũi có nên tắm không lại là vấn đề khiến rất nhiều cha mẹ băn khoăn, bởi chỉ cần tắm sai cách sẽ khiến bệnh của trẻ trở nên nặng hơn. Thực hư vấn đề này ra sao? Cha mẹ tham khảo ngay thông tin dưới đây nhé.
Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi. Một số nguyên nhân phổ biến mà chúng ta có thể kể đến như:
+ Trẻ bị viêm mũi: Mũi bị viêm khiến trẻ bị chảy nước mũi mà không kèm theo bất kỳ dấu hiệu nào khác như sốt hay bị cảm.
Sổ mũi là tình trạng thường gặp ở trẻ
+ Do thay đổi thời tiết: Khi trời trở lạnh thì mũi sẽ là nơi phản ứng lại với không khí lạnh bên ngoài đầu tiên trước khi luồng không khí này đi vào phổi. Nhiệt độ lạnh sẽ gây kích thích đến các mạch máu nhỏ bên trong lỗ mũi khiến chúng giãn nở nhằm làm ấm luồng không khí lạnh đó. Chính vì sự giãn nở của các mạch máu này mà các dịch trong khoang mũi sẽ tiết ra nhiều hơn dẫn đến tình trạng sổ mũi ở trẻ.
+ Do dị ứng: Cơ địa của trẻ bị dị ứng với các tác nhân từ bên ngoài như phấn hoa, lông chó, lông mèo… Khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân này sẽ gây nên hiện tượng chảy nước mũi. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường cho thấy rằng cơ thể của trẻ đang phản ứng lại với những tác nhân nguy hại cho sức khỏe của trẻ.
+ Do trẻ khóc: Khóc là biểu hiện thường gặp ở trẻ. Khi khóc, nước mắt sẽ chảy ra từ tuyến lệ đi ra ngoài và một số ít sẽ dẫn tới khoang mũi. Nước mắt kết hợp với dịch nhầy tại mũi sẽ dẫn đến tình trạng chảy nước mũi ở trẻ
Trẻ bị sổ mũi có nên tắm không?
Nhiều người có quan điểm rằng không nên tắm gội khi trẻ đang bị ho. Bởi khi tắm sẽ khiến trẻ bị cảm và tình trạng sổ mũi sẽ trở nên nghiêm trọng và thời gian khỏi sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ đúng trong trường hợp cha mẹ tắm nước lạnh cho bé, ngâm mình bé quá lâu và nơi tắm không kín gió.
Trẻ bị sổ mũi có nên tắm không
>> Xem thêm: Cách rửa mũi cho trẻ ngay tại nhà
Ngược lại, trẻ bị sổ mũi nếu được tắm với nước ấm, trong phòng kín thì hiệu quả mang lại sẽ khiến cha mẹ vô cùng bất ngờ. Tắm nước ấm sẽ khiến trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, nước ấm sẽ làm thông mũi, khiến dịch mũi tiết ra nhiều để nhanh chóng được làm sạch. Nhờ vậy mà tình trạng sổ mũi cũng nhanh chóng được cải thiện.
Trẻ bị sổ mũi nếu kiêng quá kỹ, không tắm gội trong nhiều ngày thậm chí còn khiến trẻ cảm thấy bí bách, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây nên nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác ở trẻ đặc biệt là các bệnh lý về da ở trẻ.
Như vậy, trẻ bị sổ mũi có nên tắm không thì câu trả lời ở đây là CÓ. Theo y khoa cho biết, cho dù trẻ có bị sổ mũi, cảm cúm hay viêm họng thì vẫn cần được tắm rửa sạch sẽ hàng ngày đúng cách để phòng chống nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Lưu ý cách tắm khi trẻ bị sổ mũi
Trẻ bị sổ mũi vẫn cần được tắm rửa hàng ngày. Tuy nhiên, để tránh tình trạng sổ mũi diễn biến nặng, cha mẹ cần lưu ý:
+ Tắm cho trẻ với nước ấm và ở nơi kín gió.
+ Tốt nhất nên bật máy sưởi trong phòng tắm để nhiệt độ giữa nước và môi trường được cân bằng.
+ Không nên tắm bé quá lâu, thời gian tắm cần nhanh hơn bình thường.
+ Sau khi tắm cần lau thật khô người bé trước khi mặc quần áo.
+ Để trẻ trong phòng kín sau khi tắm khoảng 10 – 20 phút rồi mới đưa ra ngoài tránh bị lạnh đột ngột.
Lưu ý cách tắm khi trẻ bị sổ mũi
Cách xử trí khi trẻ bị sổ mũi
+ Trường hợp trẻ bị sổ mũi cha mẹ nên làm sạch mũi trẻ hàng ngày với dung dịch nhỏ mũi natri clorid 0,9%. Dung dịch này giúp làm loãng dịch mũi một cách nhanh chóng.
+ Hút mũi cho trẻ bằng dụng cụ hút mũi để làm thông mũi giúp bé dễ thở hơn.
+ Cho trẻ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
+ Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhằm làm gia tăng sức đề kháng cho trẻ.
+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ, tránh khói thuốc lá, bụi bẩn và các tác nhân gây dị ứng ở trẻ.
Chắc hẳn cha mẹ đã có câu trả lời cho việc trẻ bị sổ mũi có nên tắm hay không rồi đúng không nào. Bên cạnh việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ, cha mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng và chú ý trong cách chăm sóc trẻ nhất là trong những ngày lạnh để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe con yêu nhé.
>> Có thể bạn quan tâm: