https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để cải thiện sức khỏe nhanh nhất?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để cải thiện sức khỏe nhanh nhất?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là bệnh lý thường gặp. Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể khiến thể trạng của trẻ suy kiệt, mệt mỏi, chán ăn, biếng ăn, chậm phát triển thể chất và tinh thần. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý với những thực phẩm tốt nhất sẽ giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì.

Trẻ từng độ tuổi nên ăn gì khi bị rối loạn tiêu hóa?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì là câu hỏi làm đau đầu các bậc cha mẹ. Dưới đây là những gợi ý ăn uống cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa theo từng lứa tuổi, mẹ có thể tham khảo để chăm sóc bé yêu một cách toàn diện nhất.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị rối loạn tiêu hóa

Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Trong sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng và kháng thể giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh, toàn diện và bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Cho trẻ bú mẹ bất cứ khi nào trẻ muốn kể cả ngày lẫn đêm.

 Vẫn tiếp tục cho trẻ dưới 6 tháng bú mẹ khi bị rối loạn tiêu hóa

Vẫn tiếp tục cho trẻ dưới 6 tháng bú mẹ khi bị rối loạn tiêu hóa

Không cho trẻ ăn dặm quá sớm. Thời điểm ăn dặm lý tưởng nhất là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Lúc mới ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Bữa ăn dặm của trẻ nên cân bằng 4 nhóm chất, cho trẻ ăn nhiều rau xanh.

Đối với trẻ bú sữa công thức, mẹ nên chọn những loại sữa phù hợp để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu.

- Cho trẻ ăn thức ăn bổ sung giàu chất dinh dưỡng, chuyển dần từ nấu bột loãng sang nấu bột đặc. Bữa ăn của trẻ nên giàu chất xơ, ít đường và chất béo.

- Cho trẻ ăn 2-3 bữa bột/ngày, 2-3 cữ sữa/ngày, sữa chua, hoa quả.

- Cho trẻ ăn thêm các loại sinh tố hoa quả như hồng xiêm, chuối xen giữa các bữa chính.

- Chế độ ăn giàu chất xơ giúp phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ

Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa trên 1 năm tuổi

- Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ/sữa công thức.

- Bổ sung các loại cháo giàu dinh dưỡng cho trẻ. Các loại thực phẩm nhiều chất xơ hoặc hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu trong chế độ ăn của trẻ.

 Cho bé ăn các loại cháo giàu dinh dưỡng khi bị rối loạn tiêu hóa

Cho bé ăn các loại cháo giàu dinh dưỡng khi bị rối loạn tiêu hóa

>> Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị đau bụng: dấu hiệu, nguyên nhân, cách xử trí

- Không nên dùng các loại thức ăn chứa nhiều đường và chất béo vì chúng làm tình trạng rối loạn tiêu hóa trầm trọng hơn.

- Cho bé ăn nhiều trái cây như chuối, đu đủ, táo, hồng xiêm chín. Đây là các loại quả rất tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Tìm hiểu: Các dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Một số thực phẩm mà trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên sử dụng

Sau đây là một số loại thực phẩm mà mẹ nên bổ sung cho bé khi bị rối loạn tiêu hóa:

Chuối

Được xem là thực phẩm thân thiện với dạ dày, chuối là nhân tố đầu tiên trong chế độ ăn BRAT (Banana (chuối) – Rice (Gạo) -  Apple (táo) – Toast (bánh mì nướng)) – là một chế độ ăn lành mạnh cho những người bị rối loạn tiêu hóa. Sở dĩ loại trái cây này có thể giúp hỗ trợ các chức năng của dạ dày vì nó chứa pectin – một chất giúp quá trình tiêu hóa và đại tiện trở nên thuận lợi hơn.

Ngoài ra, chuối rất giàu kali – chất điện giải cần thiết cho cơ thể, nhất là khi trẻ có dấu hiệu mất nước do nôn mửa, tiêu chảy. Ăn chuối còn giúp trẻ bổ sung thêm 11 loại khoáng chất, 6 loại vitamin và năng lượng khi trẻ đang mệt mỏi.

Thức ăn từ Gạo

Khi bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhạt, như gạo, bánh mỳ, khoai tây luộc… Trong đó gạo trắng được coi là thực phẩm bổ dưỡng, dễ tiêu, không gây áp lực lên hệ tiêu hóa cho trẻ. Ngoài ra, chúng còn giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy hiệu quả. Từ gạo mẹ có thể chế biến thành cơm trắng, cháo hạt, cháo xay tùy theo nhu cầu lứa tuổi của trẻ.

Rau xanh

Rau lá và rau củ là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Khi bị rối loạn tiêu hóa, mẹ có thể tăng khẩu phần rau cho bé để bổ sung thêm một lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết để tiêu hóa các chất béo không lành mạnh – một trong những nguyên nhân gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Bổ sung rau xanh khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Sữa chua

Thực phẩm này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn vì chúng chứa vi khuẩn có lợi lên men. Các vi khuẩn có lợi này giúp cải thiện sự rối loạn đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý trẻ có gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa do sữa (bất dung nạp lactose) không nhé.

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em không hề đáng ngại khi mẹ tìm hiểu những kiến thức như trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Hãy chăm sóc con yêu thật tốt bằng những kiến thức đúng đắn nhé.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46