Trẻ bị phỏng dạ mẹ phải làm gì để bệnh mau khỏi

Trẻ bị phỏng dạ khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bất an. Bởi không như các bệnh lý thông thường khác, phỏng dạ có thể mang đến nhiều “trái đắng” khó lường. 

Tìm hiểu về bệnh phỏng dạ ở trẻ em

  • Nguyên nhân gây bệnh phỏng dạ ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây ra bệnh phỏng dạ là do virus Varicella Zoster, đến 90% số người mắc phải bệnh phỏng dạ do chưa tiêm phòng. Trong đó chiếm 70% là trẻ em dưới 10 tuổi và trẻ sơ sinh. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất nhanh và có thể bùng phát bệnh dịch. 

 Bệnh phỏng dạ ở trẻ em

Bệnh phỏng dạ ở trẻ em

Bệnh lây qua đường tiếp xúc khi trẻ mắc bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, ngậm đồ chơi. Trong môi trường mẫu giáo, trường học là nơi dễ dàng lây nhiễm nhất. Bệnh thường phát triển mạnh vào đầu mùa đông do đây là mùa tựu trường nên càng dễ bùng phát thành bệnh dịch.

Chính vì thế các bậc phụ huynh cần chuẩn bị cho con trẻ những kiến thức phòng tránh cũng như một sức khỏe tốt để tránh bị lây nhiễm virus trong thời gian này. 

  • Triệu chứng đặc trưng của bệnh

+ Thời kỳ ủ bệnh: Từ 10 – 15 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh. Thường trong thời gian trẻ không có biểu hiện gì bất thường về sức khỏe. 

+ Giai đoạn phát bệnh: Khi trẻ bắt đầu có triệu chứng sốt nhẹ từ 37,5 – 38 độ C. Kèm theo những biểu hiện như quấy khóc, ngủ mơ màng, viêm họng, ho, khó thở… 

+ Thời gian toàn phát: Những nốt ban đỏ như muỗi chích bắt đầu xuất hiện tại nhiều vị trí. Nếu không có kinh nghiệm rất khó để phát hiện dấu hiệu này. Nhưng chỉ sau 1 ngày những nốt ban đỏ bắt đầu xuất hiện nước bên trong. 

 Những mụn nước nhiều độ tuổi trên mặt trẻ sơ sinh

Những mụn nước nhiều độ tuổi trên mặt trẻ sơ sinh

Sau 1 – 2 ngày màu nước bên trong mụn dần chuyển sang màu vàng nhẹ và đục dần. Kích thước mụn sẽ tăng lên theo từng ngày và tự vỡ và đóng vảy.

  • Những biến chứng nguy hiểm 

Bệnh phỏng dạ ở trẻ em nếu bình thường chỉ sau 7 – 10 điều trị tại nhà bệnh sẽ tự khỏi. Nhưng vì một số lý do như trẻ gãi nhiều, nghịch bẩn, điều trị không đúng cách dẫn đến nhiễm trùng da, tổn thương lan rộng dẫn đến trẻ sốt cao, có thể co giật và gây ra những biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm phế quản… di chứng nhẹ thì ảnh hưởng đến sức khỏe con trẻ, nặng có thể để lại dị tật suốt đời nếu trẻ sốt cao, co giật dẫn đến ảnh hưởng não bộ. 

Đối tượng trẻ em nào dễ mắc bệnh phỏng dạ

Khoanh vùng độ tuổi trẻ em từ 10 tuổi trở lại là độ tuổi dễ mắc bệnh phỏng dạ. Nhưng trong số đó không phải đứa trẻ nào cũng có thể mắc phải căn bệnh này:

•    Trẻ chưa từng được tiêm vacxin phòng thủy đậu sau khi sinh là đối tượng dễ mắc bệnh nhất (> 1 tuổi).

•    Trẻ có sức đề kháng kém thường xuyên bệnh tật, ốm yếu.

•    Những trẻ chưa từng mắc thủy đậu

•    Những trẻ đã tiêm phòng nhưng có tiếp xúc với người mắc bệnh như zona thần kinh, thủy đậu…

Cách chăm sóc bé bị phỏng dạ

Đối với người chăm sóc trẻ bị phỏng dạ nếu chưa từng bị cần đeo khẩu trang N95 đây là thông số an toàn vệ sinh của Mỹ, loại khẩu trang này có khả năng lọc bụi bẩn, vi khuẩn, khói bụi đến 95%. Đối với người đã từng bị thủy đậu chỉ cần đeo khẩu trang y tế thông thường. 

 Chấm xanh methylen cho trẻ bị phỏng dạ ngày 2 -3 lần

Chấm xanh methylen cho trẻ bị phỏng dạ ngày 2 -3 lần

Dùng dung dịch xanh methylen chấm lên vùng tổn thương cho trẻ ngày 2 đến 3 lần. Phối hợp dùng kháng sinh và thuốc hạ sốt cho trẻ theo chỉ định của các nhân viên y tế. Vệ sinh cho bé với nước đun sôi để nguội có pha muối loãng sau đó dùng khăn bông sạch thấm khô và bôi thuốc sát khuẩn.

Cần cho trẻ ở phòng sạch sẽ, thoáng mát, mặc quần áo vải mềm, rộng, thấm hút mồ hôi. Khi chăm trẻ bị bỏng dạ cần tránh để trẻ gãi hay cậy vết thương gây nhiễm trùng và để lại sẹo lâu dài.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

  • Thực phẩm cần kiêng

Trong thời gian trẻ bị phỏng dạ các bậc phụ huynh không nên cho con ăn những thực phẩm tanh như hải sản, trứng, cá, thịt gà… Thay vào đó cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng dễ hấp thu và tăng sức đề kháng cho trẻ.

 Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thu

Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thu

Không nên cho trẻ ăn những loại trái cây như cam, bưởi, nước chanh vì các loại này chứa nhiều axit khiến cảm giác ngứa ngáy nặng nề hơn.

  • Mẹ ăn gì khi trẻ bị bỏng dạ

Đối với những trẻ sơ sinh đang trong giai đọan bú sữa mẹ chưa tiếp xúc với thực phẩm bên ngoài. Các mẹ cũng cần kiêng khem những thực phẩm tanh, quả chứa nhiều axit vì ảnh hưởng đến chất lượng sữa. 

Mẹ cần cho bé bú nhiều hơn, nếu trẻ đau miệng do xuất hiện những mụn nước bên trong miệng trẻ có thể bỏ bú. Với trường hợp này tốt nhất bạn nên cho bé đến bệnh viện để nhận được sự chăm sóc của các bác sĩ.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status