https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Trẻ bị hăm mông chỉ vì thói quen này của mẹ

Trẻ bị hăm mông chỉ vì thói quen này của mẹ

Vùng da mông của bé vô cùng mỏng manh và nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ cũng khiến vùng da này đỏ ửng, trầy xước và nổi mụn. Trong khi đó, những thói quen thường ngày tưởng chừng như vô hại của mẹ lại là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị hăm mông.

Trong các bệnh ngoài da, hăm là bệnh lý phổ biến mà mọi trẻ đều có thể mắc trong những năm tháng đầu đời. Theo thống kê của Viện Da liễu Quốc gia, tỉ lệ trẻ bị hăm mông chiếm từ 7-35%, đây là con số không hề nhỏ nhưng nhiều cha mẹ tỏ ra thờ ơ với bệnh khiến tỉ lệ mắc ngày càng tăng cao.

Trẻ bị hăm mông dễ dàng quan sát bằng mắt thường với dấu hiệu điển hình là đỏ da ở vùng quấn tã và xung quanh bộ phận sinh dục, sau đó lan dần tới mông và đùi. Da bé có biểu hiện căng, lốm đốm đỏ, nổi mụn chảy nước hoặc chảy máu khi hăm mông đã tới cấp độ nặng.

Nếu trẻ không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn tới mưng mủ, lở loét, nhiễm trùng da gây đau đớn, bỏng rát và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bé sau này.

Điều đáng nói, hầu hết nguyên nhân khiến bé bị hăm mông lại đến từ những thói quen hàng ngày tưởng chừng như vô hại của mẹ:

Khăn ướt kém chất lượng khiến trẻ bị hăm mông

Khăn ướt kém chất lượng khiến trẻ bị hăm mông

Sử dụng giấy ướt vệ sinh cho bé

Nhiều cha mẹ giữ thói quen sử dụng giấy ướt để vệ sinh vùng da mông cho bé thay vì dùng khăn mềm nhúng nước ấm. Giấy ướt kém chất lượng, có chứa propylene glycol, các chất phụ gia, chất tạo mùi, cồn hoặc xà phòng là nguyên nhân chính khiến da bé bị kích ứng, ngứa, nổi mụn đỏ và hình thành nên bệnh hăm.

Thay vì sử dụng giấy ướt, mẹ nên vệ sinh vùng mông cho bé bằng khăn mềm sạch với nước ấm. Chú ý lau rửa nhẹ nhàng, sau đó thấm khô bằng khăn sạch.

Sử dụng tã/bỉm kém chất lượng

Một trong những nguyên nhân chính khiến bé bị hăm mông là do tã/bỉm. Tã/bỉm kém chất lượng, không phù hợp với da bé sẽ khiến bé khó chịu, gây kích ứng và dẫn tới hăm.

Mẹ nên lựa chọn những loại tã/bỉm đã qua kiểm định, được sản xuất trong môi trường đạt chuẩn và được cấp phép. Bên cạnh đó, tã/bỉm với kích thước phù hợp với bé cũng sẽ hạn chế đáng kể sự khó chịu cho bé.

Xem thêm: Bé bị hăm cổ phải làm sao cho mau khỏi

Đóng bỉm 24/24 khiến trẻ khó chịu, gia tăng bệnh hăm

Đóng bỉm 24/24 khiến trẻ khó chịu, gia tăng bệnh hăm

Đóng tã/bỉm quá lâu

Xuất phát từ tâm lý tiết kiệm nên nhiều cha mẹ cố đóng bỉm cho con trong thời gian càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, đây lại là thói quen vô cùng tai hại, tã/bỉm khi đóng quá lâu khiến nước tiểu tiếp xúc với da bé trong thời gian dài, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm sinh sôi gây nên hăm mông.

Theo các chuyên gia, thời gian đóng tã/bỉm cho bé chỉ nên kéo dài trong 4 tiếng, trước khi thay tã mới mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da đóng tã của bé sau đó lau khô. Tốt nhất, mỗi ngày nên để làn da bé được thông thoáng bằng cách “nude” nhiều hơn, như vậy sẽ ngăn ngừa được tình trạng hăm mông.

Lạm dụng phấn rôm

Rất nhiều mẹ cho rằng sử dụng phấn rôm trước khi đóng tã/bỉm sẽ hạn chế tình trạng hăm ở bé, tuy nhiên quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Phấn rôm nếu quá lạm dụng sẽ gây bí bách cho da bé, làm lỗ chân lông bị bít chặt, mồ hôi và bụi bẩn không thoát được ra ngoài gây viêm và hăm.

Do đó, thay vì thoa quá nhiều phấn rôm cho bé, mẹ chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải, trong thời gian bé bị hăm mẹ nên ngừng sử dụng để tránh làm tình trạng hăm nặng hơn.

Kem trị hăm có chứa corticoid khiến bé bị hăm mông nặng hơn

Kem trị hăm có chứa corticoid khiến bé bị hăm mông nặng hơn

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các cách chữa hăm tã cho trẻ mẹ nhất định phải biết

Lựa chọn kem trị hăm chứa corticoid

Corticoid là hoạt chất được liệt vào danh sách chất độc bảng B, nếu lạm dụng trong thời gian dài sẽ gây nên hiện tượng teo da, rạn da, suy tuyến thượng thận… tiếc rằng nhiều cha mẹ không hề hay biết thông tin này nên vẫn lựa chọn các loại kem trị hăm có chứa corticoid để điều trị hăm mông cho trẻ.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo cha mẹ nên tìm hiểu kỹ thành phần của kem trị hăm, thay vì lựa chọn kem trị hăm có chứa hóa chất, mẹ nên dành sự ưu tiên cho các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ.

Cách xử lý hiệu quả khi bé bị hăm mông

Khi đã biết được nguyên nhân khiến trẻ bị hăm mông, cách điều trị sẽ trở nên đơn giản hơn. Theo đó, cha mẹ nên loại bỏ những thói quen không tốt như đã nói ở trên, đồng thời áp dụng ngay phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả bằng sản phẩm Oatrum Kids với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên.

Oatrum Kids khi thoa lên vùng da bị hăm của trẻ sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm mụn đỏ, đồng thời tái tạo lại làn da cho bé, giúp da bé trở nên mịn màng, khô thoáng hơn.

Để sử dụng Oatrum Kids gel, mẹ nên thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Làm sạch vùng da bị hăm của bé bằng nước ấm sạch, sau đó lau khô.

Bước 2: Dùng tay sạch bôi 1 lớp mỏng Oatrum lên vùng hăm cho bé, để khô tự nhiên.

Bước 3: Sử dụng cho bé 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng.

- Thói quen đóng tã bỉm cho trẻ liên tục, để thời gian đóng tã bỉm quá lâu, ko vệ sinh vùng mặc tã mỗi lần bé đại, tiểu tiện hoặc thấy tã bỉm chưa đầy "tiếc" nên ko thay… là thói quen dẫn đến hăm mông mà 90% các mẹ ko biết.

- Hăm mông rất phổ biến nhưng nhiều mẹ loay khoay ko biết xử trí thế nào khiến tình

trạng kéo dài làm trẻ khó chịu, đau rát.

- Mẹ cần làm gì: Để mông trẻ thông thoáng, nói không với tã bỉm khi trẻ bị hăm, sử dụng BTNH và gel bôi Oatrum Kids.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status