https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Trẻ bị đi kiết – Mẹ xem ngay dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Trẻ bị đi kiết – Mẹ xem ngay dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Kiết lỵ là tình trạng phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Trẻ bị đi kiết thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy cha mẹ cần chú ý các triệu chứng xảy ra ở trẻ, từ đó có thể phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy đến với trẻ.

Kiết lỵ ở trẻ em là bệnh gì?

Kiết lỵ ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng ruột ở trẻ. Nhiễm trùng ruột xảy ra khi các vi khuẩn, kí sinh trùng xâm nhập vào ruột và gây nên. Trẻ bị đi kiết thường có dấu hiệu đi đại tiện nhiều lần, có dịch nhầy và trong phân có lẫn máu.

 Kiết lỵ khiến trẻ đi ngoài nhiều lần

Kiết lỵ khiến trẻ đi ngoài nhiều lần

Nguyên nhân khiến trẻ bị kiết lỵ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sức đề kháng còn non yếu, hệ thống miễn dịch cũng như các lợi khuẩn đường ruột còn kém. Vì vậy cơ thể rất dễ bị các loại vi khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh về tiêu hóa và điển hình là bệnh kiết lỵ.

Theo y học, nguyên nhân gây nên bệnh kiết lỵ ở trẻ là do đường ruột bị các chủng vi khuẩn xâm nhập như:

+ Khuẩn Amip: Đây là loại vi khuẩn phổ biến thường gây ra các loại bệnh về đường ruột như kiết lỵ, tiêu chảy.

+Trực khuẩn ngắn, bất động: Các loại trực khuẩn thuộc nhóm Shigella như Paradystenteria, Shigella Amigua… xâm nhập vào ruột và gây nên tình trạng kiết lỵ.

Dấu hiệu điển hình khi trẻ bị kiết lỵ

Thường khi mắc kiết lỵ trẻ sẽ đi đại tiện với số lần tăng lên rất nhiều. Trẻ sẽ liên tục đòi ngồi bồn cầu hoặc ngồi bô vì luôn trong tình trạng muốn đi ngoài, có cảm giác mót rặn giống như ở người lớn.

Mỗi lần đi đại tiện trẻ sẽ có cảm giác đau quặn bụng, đi ngoài phân ít, lỏng và kèm dịch nhầy, bọt hơi, thậm chí có lẫn cả máu ở trong phân. Trước khi đi đại tiện trẻ thường quấy khóc do đau bụng. Tuy nhiên đau bụng sẽ giảm đi khi đại tiện xong nên trẻ sẽ giảm quấy khóc.

 Kiết lỵ khiến trẻ đau bụng, khó chịu

Kiết lỵ khiến trẻ đau bụng, khó chịu

Bệnh kiết lỵ có hai dạng chính:

+ Kiết lỵ amip: Trẻ bị kiết lỵ Amip sẽ đau quặn bụng theo từng cơn. Trẻ có thể không sốt hoặc có sốt nhẹ, cơ thể ớn lạnh và số lần đi ngoài trong ngày tăng lên. Bên cạnh đó, trong phân thường có chất nhầy và có lẫn máu. 

+ Kiết lỵ trực trùng: Dạng kiết lỵ này sẽ khiến trẻ bị sốt cao liên tục kèm theo tiêu chảy nhẹ, bụng đau và phân lỏng. Ngoài ra, trẻ bị kiết lỵ trực trùng còn kèm theo đau rát hậu môn, có cảm giác luôn muốn đi đại tiện và phân thường có nhầy lẫn máu.  Khi trẻ bị kiết lỵ cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, lồng ruột, viêm ruột thừa…

Điều trị khi trẻ bị kiết lỵ

Khi trẻ có những triệu chứng kể trên cha mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và áp dụng điều trị. Tùy theo từng mức độ của bệnh mà trẻ sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

 Trẻ bị đi kiết cần được chăm sóc và điều trị đúng cách

Trẻ bị đi kiết cần được chăm sóc và điều trị đúng cách

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý đến thực đơn hàng ngày khi trẻ bị kiết lỵ. Những thực phẩm cần bổ sung cho trẻ như: 

+ Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng gồm: các loại ngũ cốc, thịt, rau xanh và trái cây. Các loại thực phẩm này có nhiều vitamin, chất đạm, chất xơ và tinh bột, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

+ Chế biến món ăn dạng lỏng để tránh áp lực lên dạ dày và giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn. 

+ Tăng cường rau quả tươi, tốt nhất nên chế biến theo cách luộc hoặc ép lấy nước cho trẻ uống.

+ Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, không nên ăn quá no một lần để giảm áp lực hoạt động cho hệ tiêu hóa.

+ Trẻ đi ngoài nhiều sẽ mất nước. Vì vậy cần bổ sung nước cho trẻ. Uống Oresol pha theo định lượng để bổ sung chất điện giải, giúp trẻ mau phục hồi.

Cách phòng bệnh kiết lỵ cho trẻ

- Để giảm nguy cơ mắc kiết lỵ ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn chín, uống sôi. Thức ăn cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh khi bảo quản và khi chế biến.

- Trẻ cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

- Giữ gìn vệ sinh thân thể cho bé, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ, tránh các nguy cơ gây nhiễm bệnh.

Trẻ bị đi kiết rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý phát hiện, chữa trị kịp thời, đúng cách. Bên cạnh đó, hãy tập cho trẻ lối sống khoa học, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ để phòng bệnh hiệu quả nhé.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status