https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Trẻ bị bệnh chân tay miệng uống thuốc gì hiệu quả nhanh chóng

Trẻ bị bệnh chân tay miệng uống thuốc gì hiệu quả nhanh chóng

Trẻ bị bệnh chân tay miệng uống thuốc gì để mau khỏi là thắc mắc của nhiều bố mẹ khi có con mắc phải căn bệnh này. Bệnh rất nguy hiểm khi có biến chứng nên việc điều trị cũng như phát hiện sớm là cách duy nhất giúp giảm tối đa di chứng để lại cho trẻ.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường bị nhầm với bệnh phát ban ở trẻ vì có một số biểu hiện khá giống với căn bệnh này khiến nhiều bố mẹ chủ quan. Bệnh tay chân miệng sau khi qua thời gian ủ bệnh sẽ có những lần sốt nhẹ, sau đó là những mụn đỏ, mụn nước mọc dưới da tại những điểm như bàn chân, bàn tay, miệng, lưỡi, môi, đầu gối, mông và bộ phận sinh dục. Đây là những biểu hiện thông thường của bệnh khi chưa có những biến chứng ở cấp độ cao hơn.

 Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Nếu bệnh tiến triển mạnh hơn trẻ sẽ có hiện tượng quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, giật mình, ngủ không sâu giấc, sốt cao trên 29 độ C và không có phản ứng với thuốc hạ sốt. Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được ứng cứu kịp thời. Bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ có thể điều trị tại nhà và khỏi sau 5 – 7 ngày dùng thuốc uống hoặc bôi. Nhưng nếu trẻ bị nhiễm virus EV71 có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nặng nề nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Bệnh chân tay miệng uống thuốc gì?

Một trong những câu hỏi mà các bậc phụ huynh thường thắc mắc khi trẻ bị bệnh chân tay miệng uống thuốc gì? Đáng buồn là hiện nay chưa có thuốc đặc trị với căn bệnh này. Do chúng là virus nên chỉ có biện pháp điều trị triệu chứng cũng như hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

 Hiện tại chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng

Hiện tại chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng

Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao do cơ thể kháng virus chỉ có thể sử dụng biện pháp uống thuốc hạ sốt. Đối với những trường hợp không có tác dụng với thuốc hạ sốt cần có sự can thiệp của các phương pháp y tế.

Kết hợp thuốc bôi tay chân miệng

Bệnh chân tay miệng có thể điều trị triệu chứng nhờ biện pháp bôi tại các vùng da bị tổn thương như: sát khuẩn, giảm đau, tại các vị trí mụn lở loét, sử dụng thuốc tím, cồn đỏ, xanh methylene… 

 Bôi thuốc sát khuẩn xanhatilen cho trẻ bị chân tay miệng

Bôi thuốc sát khuẩn xanhatilen cho trẻ bị chân tay miệng

Với những trẻ bị loét miệng không thể ăn được, có thể dùng gel bôi tạm thời để giảm đau trước bữa ăn mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi trẻ nuốt phải. Đặc biệt không được dùng cồn để sát khuẩn vết thương vì có thể khiến trẻ bị đau rát và làm các vết loét tổn thương, lâu lành hơn. Tuy nhiên, bố mẹ không nên tự ý bôi thuốc cho trẻ vì rất có thể sẽ khiến bệnh tình nguy hiểm hơn. Tốt nhất vẫn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị hiệu quả nhất.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng thế nào ?

  • Vấn đề vệ sinh

Khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng với những biểu hiện nêu trên chỉ còn cách là sử dụng những dung dịch sát khuẩn để ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Thường xuyên rửa tay cho con với xà phòng sát khuẩn, nhất là trước và sau khi ăn. Không nên kiêng nước mà ngược lại trong thời gian bé bị bệnh cần sử dụng nước đun sôi để nguội hòa với muối trắng để sát khuẩn tránh nguy cơ bội nhiễm. Bên cạnh đó, tiệt trùng đồ dùng ăn uống của trẻ hàng ngày cũng là cách giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng. 

  • Chế độ dinh dưỡng

 Cho trẻ ăn những loại thực phẩm mềm, đầy đủ chất dinh dưỡng

Cho trẻ ăn những loại thực phẩm mềm, đầy đủ chất dinh dưỡng

Trong thời gian bị bệnh mẹ không nên ép con ăn vì trẻ sẽ lười ăn do đau miệng. Thay vào đó hãy chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn nhiều lần trong ngày. Chú ý chế biến thực phẩm chín mềm, nhuyễn và lỏng hơn bình thường để trẻ dễ nuốt.

Cho trẻ uống nhiều nước hoặc nước ép trái cây giúp tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm, nhất là vitamin A giúp cơ thể chống bội nhiễm vô cùng hiệu quả. Khi đã áp dụng các cách trên mà bệnh của trẻ không thuyên giảm, cha mẹ hãy đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để được chăm sóc, điều trị kịp thời.

Tham khảo:

>>> Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở nhà an toàn

>>> Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46