https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Tổng hợp các cách chữa hăm tã cho trẻ mẹ nhất định phải biết

Tổng hợp các cách chữa hăm tã cho trẻ mẹ nhất định phải biết

Có đến 30% trẻ từ 0 đến 24 tuổi phải “sống chung” với hăm tã đủ để thấy hăm tã là bệnh lý phổ biến như thế nào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để chữa hăm tã cũng có vô vàn các biện pháp khác nhau và mỗi cách đều có những ưu nhược điểm nhất định. Việc nắm rõ “bộ mặt” của những phương pháp này sẽ giúp mẹ bỉm chủ động hơn trong việc chăm sóc và điều trị bệnh lý hăm tã cho con.

Hăm tã là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một dạng viêm da ở vùng mặc tã với các dấu hiệu: vùng mặc tã (tập trung xung quanh hậu môn) ửng đỏ, căng da kèm mùi khai sau đó các vết đỏ đậm hơn khiến bé đau rát, khó chịu, quấy khóc. Tuy là bệnh thường gặp nhưng hăm tã có thể gây nấm, nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục ở trẻ nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Hăm tã là bệnh lý thường gặp ở trẻ

Hăm tã là bệnh lý thường gặp ở trẻ

Nguyên nhân gây hăm tã là do làn da trẻ vốn rất mỏng mảnh và nhạy cảm nên việc thường xuyên phải tiếp xúc với phân, nước tiểu, các chất gây kích ứng ở tã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây hăm tã ở trẻ. Hăm tã cũng có thể  diễn ra khi trẻ cọ xát với bề mặt tã, mặc tã bỉm chật hoặc không hợp cơ địa, dùng khăn ướt có chất tẩy để vệ sinh cho trẻ, trẻ phải dùng kháng sinh làm mất cân bằng vi khuẩn trên da, trẻ bị tiêu chảy hay ăn quá nhiều các thực phẩm giàu tính axit (cam, chanh)…

5 cách chữa hăm tã cho trẻ hot nhất mọi thời đại

* Chữa hăm tã cho trẻ bằng bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian trị hăm tã luôn là giải pháp hàng đầu được nhiều mẹ bỉm lựa chọn để trị hăm tã cho trẻ. Những bài thuốc dân gian trị hăm phổ biến có thể kể đến như:

- Dùng các loại lá, cây cỏ: Có thể kể đến như chè xanh, nụ vối, lá khế, cây cỏ sữa, cây mã đề, lá trầu không… rửa sạch, đun sôi với nước, để nguội và vệ sinh vùng hăm tã cho bé.

Bài thuốc trị hăm tã cho trẻ bằng chè xanh được nhiều mẹ áp dụng

Bài thuốc trị hăm tã cho trẻ bằng chè xanh được nhiều mẹ áp dụng

Xem thêm: Hăm bẹn ở trẻ và những điều cần lưu ý

- Sữa mẹ: Nhiều mẹ có con đang ti sữa mẹ đã áp dụng sữa mẹ để trị hăm vì cho rằng sữa mẹ có kháng thể và có chất chống nhiễm trùng, không gây kích ứng cho trẻ. Theo đó, mẹ chỉ cần chà vài giọt sữa mẹ lên vùng da trẻ bị hăm ngày vài lần, để da khô rồi mặc quần áo cho bé sẽ giúp cải thiện hăm tã.

- Sử dụng dầu dừa: Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, dầu dừa cũng được nhiều mẹ sử dụng để bôi lên vùng da bị hăm để dưỡng ẩm, làm dịu và chữa lành vết thương cho bé.

- Ưu điểm: Tiết kiệm, đơn giản, gần gũi là những ưu điểm nổi bật của phương pháp trị hăm cho trẻ bằng bài thuốc dân gian.

- Nhược điểm: Các phương pháp này không chỉ kỳ công, mất nhiều thời gian vì vừa phải đi mua, rửa sạch, đun nấu… mà còn có thể gây kích ứng da cho trẻ vì những nguyên liệu này vẫn có khả năng chứa dư lượng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật, vi khuẩn, tạp chất, bụi bẩn và sâu bọ. Chưa kể, hiệu quả trị hăm tã của các bài thuốc dân gian này cũng chưa được kiểm nghiệm chính xác về mức độ hiệu quả.

Trị hăm bằng bài thuốc dân gian không lành như nhiều mẹ vẫn nghĩ

Trị hăm bằng bài thuốc dân gian không lành như nhiều mẹ vẫn nghĩ

* Chữa hăm tã bằng phấn rôm hoặc tinh bột ngô

- Khi phát hiện trẻ bị hăm nhiều mẹ đã dùng phấn rôm hoặc tinh bột ngô để giúp con hết bệnh. Cách dùng khá đơn giản, mẹ chỉ cần rắc phấn rôm hoặc tinh bột ngô vào vùng da bị hăm của trẻ là có thể cải thiện được tình hình.

Rất nguy hiểm nếu để trẻ hít phải phấn rôm

Rất nguy hiểm nếu để trẻ hít phải phấn rôm

- Ưu điểm: Khá tiện lợi và dễ làm.

- Nhược điểm: Phấn rôm và tinh bột ngô dễ làm kích ứng da trẻ, gây bít lỗ chân lông làm chậm quá trình chữa lành bệnh và thậm chí là tạo điều kiện cho nấm men phát triển. Ngoài ra, sử dụng phấn rôm thường xuyên còn có thể gây ung thư ở trẻ. Bên cạnh đó, nếu để trẻ hít phải phấn rôm hoặc bột ngô sẽ gây khó thở, hen suyễn và các bệnh về phổi.

* Chữa hăm cho trẻ bằng sữa tắm

Cho rằng việc trẻ không được vệ sinh sạch sẽ mới dẫn đến hăm tã nên nhiều mẹ bỉm luôn lựa chọn các sản phẩm mùi thơm để lau rửa cho bé như khăn ướt thơm, sữa tắm.

- Ưu điểm: Lưu lại mùi thơm trên cơ thể bé, tiện dụng và dễ dùng.

Nên ngưng sử dụng sữa tắm khi trẻ đang bị hăm

Nên ngưng sử dụng sữa tắm khi trẻ đang bị hăm

- Nhược điểm: Sữa tắm có thể chứa chất bảo quản, chất tạo bọt, chất tạo mùi và hóa chất kích ứng nên khi trẻ bị hăm mà mẹ vẫn sử dụng để vệ sinh cho bé sẽ khiến da bé tổn thương, tấy đỏ và khiến việc điều trị khó khăn hơn.

* Chữa hăm tã cho trẻ bằng kem chống hăm

Kem chống hăm cũng là một trong những lựa chọn trị hăm tã ở trẻ “đốn tim” nhiều mẹ bỉm. Để trị hăm tã bằng kem bôi, mẹ chỉ cần vệ sinh vùng hăm tã sau đó bôi kem lên vùng da này. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả trị hăm, mẹ chỉ nên sử dụng kem chống hăm của các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng như Bepanthen, Sudocrem, Desitin…

Kem trị hăm là vật bất li thân của nhiều bà mẹ

Kem trị hăm là vật bất li thân của nhiều bà mẹ

- Ưu điểm: Kem chống hăm không chỉ tiện dụng mà cũng còn mang lại hiệu quả trị hăm rõ rệt cho bé.

- Nhược điểm: Nhiều loại kem chống hăm có chứa hóa chất nguy hiểm như axit boric, camphor, salicylat metyl hay benzoin dễ gây ngứa và làm trầm trọng hơn tình trạng viêm da ở trẻ. Chưa kể, khi sử dụng kem bôi mẹ cần lưu ý tay đã đụng chạm vùng da bị hăm của bé thì mẹ không được dùng ngón tay ấy để lấy thêm kem trong hũ.

Trị hăm tã cho trẻ trong 3 ngày bằng gel thảo dược Oatrum Kids

Hăm tã có thể điều trị khỏi tại nhà trong vòng 3 ngày chỉ cần mẹ tuân thủ theo đúng hướng dẫn sau:

- Giữ vùng mặc tã của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.

- Hạn chế mặc tã, bỉm trong khi trẻ bị hăm.

- Thoa gel thảo dược Oatrum Kids lên vùng da trẻ bị hăm sau khi tắm cho bé hoặc mỗi lần bé đại tiện 3 lần/ ngày. Với công thức kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa vượt trội gel Oatrum Kids giúp làm dịu và se da nhanh, giảm ngứa và ửng đỏ ở vùng hăm tã, tái tạo làn da, giữ ẩm cho da, giúp trị hăm tã ở trẻ chỉ sau 3 ngày sử dụng. Đặc biệt, sản phẩm được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, không chất bảo quản, không hóa chất kích ứng, không chứa corticoid nên tuyệt đối an toàn với mọi làn da của trẻ, kể cả với trẻ sơ sinh.

Hướng dẫn cách trị hăm tã bằng gel Oatrum Kids

- Làm sạch vùng da hăm bằng nước ấm sạch, sau đó lau khô.

- Dùng tay sạch bôi một lớp mỏng Oatrum Kids lên vùng hăm cho bé, để khô tự nhiên.

- Sử dụng cho bé ngày 3 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng.

Tham khảo:

>>> 5 loại kem trị hăm cho bé hàng đầu hiện nay

>>> Lưu ý khi trị hăm tã bằng lá chè xanh cho bé

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status