Những tổn thương ngoài da có thể gặp phải vào bất cứ thời điểm nào, vì vậy thuốc sát trùng vết thương hở là vật dụng không thể thiếu trong tủ thuốc mỗi gia đình. Thuốc sát trùng không chỉ giúp vết thương tránh được nguy cơ nhiễm trùng mà còn giúp vết thương nhanh lành, rút ngắn thời gian điều trị.
Các loại thuốc sát trùng vết thương hở nên có trong gia đình
Thuốc sát trùng vết thương hở là hóa chất sử dụng ngoài da để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương gây nhiễm trùng. Thuốc sát trùng thường được bào chế dưới dạng nước dùng để rửa vết thương, đặc biệt với những vết thương hở nhẹ (trầy xước, rách da nông), với những vết thương quá sâu sẽ không đem lại tác dụng.
Dưới đây là 1 số loại thuốc sát trùng vết thương thường được sử dụng:
1.Nước muối sinh lý NaCl 0,9%
Đây là dung dịch sát khuẩn vết thương được sử dụng rộng rãi nhất. Ưu điểm của nước muối sinh lý chính là đem lại tác dụng dịu nhẹ cho vết thương, không gây tổn thương các mô tế bào sống.
Nước muối sinh lý được sử dụng rộng rãi trong sát trùng vết thương
2. Cồn
Cồn được sử dụng để sát khuẩn da và bề mặt vết thương. Nồng độ cồn giúp đem lại hiệu quả kháng khuẩn là >50%, hay sử dụng nhất là cồn 70 độ, nếu trên 70 độ sẽ không có tác dụng diệt khuẩn.
Cơ chế diệt vi khuẩn, nấm, siêu vi của dung dịch cồn đó là gây biến tính protein, vì vậy nếu nồng độ cồn cao sẽ gây phản tác dụng, vô tình tạo thành một lớp vỏ bọc bên ngoài để bảo vệ phần bên trong của vi khuẩn, đồng thời sẽ dễ bị bay hơi nên làm giảm hiệu quả sát trùng.
3. Cồn i-ốt
Thuốc sát trùng vết thương hở cồn i-ốt là hỗn hợp giữa cồn và i-ốt, trong đó i-ốt đóng vai trò chính có tác dụng oxy hóa vết thương, diệt các loại nấm bám trên da, từ đó có tác dụng diệt khuẩn.
Oxy già
4. Oxy già
Trước kia oxy già là loại thuốc sát trùng vết thương hở được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên hiện nay loại dung dịch sát trùng này được khuyến cáo không nên sử dụng nhiều bởi có thể gây chết mô tế bào lành, khiến vết thương nặng hơn.
5. Betadine
Betadine có khả năng thâm nhập sâu trong mô giúp làm sạch vết thương và loại bỏ mô chết, đồng thời có tác dụng kháng khuẩn.
Với betadine người bệnh không cần bơm rửa mạnh cũng có thể loại bỏ được vi khuẩn và các mảnh mụn. Bên cạnh đó dung dịch sát khuẩn này làm giảm hình thành giả mạc trên vết thương, kiểm soát nhiễm khuẩn. Đối với vết loét betadine có tác dụng giảm tiết dịch, giảm mùi, giảm sưng, nóng, đỏ… kích thích tạo mô hạt và liền sẹo, giảm kích thước vết thương.
Thuốc tím
6. Thuốc tím
Được bào chế dưới dạng bột, khi sử dụng thuốc tím cần hòa tan vào nước sau đó lấy bông y tế thấm dung dịch rửa vết thương. Đây là loại thuốc sát trùng vết thương hở giúp đem lại tác dụng sát trùng, diệt một số loại vi khuẩn, đồng thời có thể được dùng để rửa rau sống.
7. Thuốc đỏ
Ngoài tác dụng sát trùng vết thương, thuốc đỏ còn giúp chống lở loét, làm khô vết thương.
Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc sát trùng vết thương hở
Với mỗi loại thuốc sát trùng vết thương hở sẽ có những lưu ý riêng mà người bệnh cần nắm được để quá trình sử dụng đem lại hiệu quả cao nhất.
+ Khi sử dụng betadine: Không nên dùng với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Với trẻ em dưới 6 tháng tuổi nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Không sử dụng với bệnh nhân bị rối loạn tuyến giáp, tăng huyết áp, bệnh nhân bị viêm da dạng herpes mạn tính, người bị bướu cổ… Trong quá trình sử dụng nếu gặp phải phản ứng phụ như ngứa, bỏng rộp, ban đỏ… cần ngưng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ.
Không sử dụng betadine với phụ nữ có thai và cho con bú
+ Đối với cồn i-ốt: Không dùng cồn i-ốt có nồng độ trên 5% để sát trùng, hạn chế sử dụng trên vùng da mặt, da nhạy cảm, không dùng cho vết thương sâu, hở miệng, chỉ nên dùng cho vết thương ngoài da.
+ Đối với oxy già: Không sử dụng thuốc sát trùng vết thương hở oxy già khi vết thương đang lành, lên da non vì sẽ gây tổn thương nguyên bào sợi, làm vết thương lâu lành hơn. Không được uống hay để oxy già dây vào mắt.
+ Đối với thuốc đỏ: Nên được sử dụng sau khi đã sát khuẩn vết thương bằng cồn hoặc oxy già. Với những vết thương diện rộng không nên sử dụng thuốc đỏ bởi thủy ngân khi tiếp xúc với máu có thể gây nguy hại tới tính mạng.
Sử dụng Oatrum Gold giúp vết thương nhanh liền da
Sau khi sử dụng thuốc sát trùng, để vết thương nhanh chóng liền da người bệnh nên sử dụng gel Oatrum Gold thoa lên vết thương 3 lần/ngày. Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, Oatrum Gold tạo nên lớp màng bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của các yếu tố gây hại từ môi trường, đồng thời giúp giảm sưng đau, đỏ viêm, dưỡng ẩm mềm da, kích thích tái tạo làn da mới, ngăn ngừa để lại sẹo xấu.