Mọc răng được xem là dấu hiệu đánh dấu bước trưởng thành của bé yêu, lúc này bé đã có thể ăn dặm tốt. Việc nắm được thứ tự mọc răng của bé sẽ giúp các mẹ có tâm thế chủ động hơn để chăm sóc con, đồng thời bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp răng bé chắc khoẻ hơn.
Theo các bác sỹ chuyên khoa uy tín những chiếc răng đầu tiên của bé sẽ được mọc lên khi bé bắt đầu bước vào tháng thứ 6 trở đi, đó gọi là răng sữa. Thời gian mọc răng sữa kéo dài khoảng 2 năm, bé sẽ mọc đủ 20 chiếc răng sữa cho tới khi trước 3 tuổi là đầy đủ.
Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ mọc răng sớm từ khi được 3-4 tháng tuổi nhưng cũng có bé mọc răng chậm, thậm chí có bé hơn 1 tuổi mà vẫn chưa có răng hoặc chỉ có vài chiếc. Nhưng dù mọc sớm hay muộn các chiếc răng đó cũng sẽ mọc theo đúng thứ tự, và bé nào cũng thế, thậm chí còn gọi đó là quy luật mọc răng.
Trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên khi bước vào tháng thứ 6.
Thứ tự mọc răng của bé chính xác nhất
- Tầm khoảng tháng thứ 6 trở đi bé sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên, đó chính là chiếc răng cửa mọc ở hàm dưới, thường nhú lên 2 chiếc. Muộn nhất là 8 tháng cho tới 1 năm là răng cửa trước hàm dưới sẽ mọc lên. Đây là chiếc răng đầu tiên nên sẽ khiến bé chịu nhiều đau đớn, bé cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, cáu gắt và luôn quấy khóc. Do đó mẹ cần phải chú ý chăm sóc bé cho tốt trong giai đoạn này.
- Sau khi 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới mọc xong thì tiếp tục 2 chiếc răng cửa ở hàm trên đối diện cũng sẽ xuất hiện. Hai chiếc răng này sẽ mọc khi bé vào tháng thứ 8. Lúc này nhìn răng bé như 2 răng thỏ trông cực kỳ đáng yêu.
- Chiếc răng tiếp theo bé sẽ mọc là 2 chiếc răng cửa ở phía trên của hàm trên, tức là 2 răng mọc cạnh 2 răng cửa trước. Răng này mọc khi bé được khoảng 9 tháng tới 13 tháng.
- Tiếp theo trong thứ tự mọc răng của bé đó là sự xuất hiện của 2 chiếc răng cửa hàm dưới, thường vào tháng tuổi thứ 16 bé sẽ mọc răng này. Lúc này nhìn chung bé đã có 4 răng ở hàm trên và 4 răng ở hàm dưới, tổng là 8 chiếc trông vô cùng dễ thương.
Thời gian mọc răng sữa của bé kéo dài tầm 2 năm và kết thúc trước khi 3 tuổi.
>> Tìm hiểu thêm: Những biện pháp điều trị khi trẻ bị chảy máu chân răng cha mẹ cần biết
- Khi răng cửa đã mọc đầy đủ sẽ là lúc bắt đầu xuất hiện của răng hàm. Tức là 2 chiếc răng hàm ở bên trong hàm trên, nằm ở vị trí giữa hàm, mọc cách một chiếc với răng cửa.
- Khi răng hàm ở trên đã mọc lên sẽ tiếp tục đến răng hàm dưới cũng sẽ mọc. 2 chiếc răng xuất hiện tiếp theo này chính là 2 chiếc răng hàm dưới nằm đối diện so với 2 chiếc răng hàm trên, thường mọc vào khoảng tháng thứ 18 trở đi.
- Cho tới khi con yêu được tầm 21-22 tháng bé sẽ tiếp tục mọc thêm 2 chiếc răng nanh nữa ở hàm trên để lấp đầy vào vị trí trống giữa ở răng cửa và cả răng hàm.
- Ngay sau đó cũng sẽ mọc thêm 2 chiếc răng nanh hàm dưới sau khi 2 răng nanh hàm trên đã mọc đầy đủ nhằm hoàn thiện bộ răng sữa của bé tương đối. Như vậy đến lúc này bé đã có tổng cộng là 16 chiếc răng, gồm 8 chiếc ở hàm trên và 8 chiếc ở hàm dưới.
- Đến khi bé được khoảng 2 tuổi trở đi là 2 chiếc răng hàm ở phía dưới sẽ tiếp tục được mọc. Tuy nhiên lúc này con yêu đã bớt khó chịu hơn.
- Cuối cùng là 2 răng hàm của hàm trên sẽ mọc lên trước khi bé được 3 tuổi, qua đó giúp hoàn chỉnh bộ răng sữa 20 chiếc.
Thứ tự mọc răng của bé sẽ kết thúc khi bé bước vào tháng tuổi thứ 30, muộn nhất là trước 3 tuổi. Chính vì thế các mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho tốt để biết cách chăm sóc răng miệng cho bé hiệu quả, đồng thời giúp bé đối phó tốt với triệu chứng mọc răng.
Đọc thêm: Bé mọc răng sốt mấy ngày thì khỏi?
Các dấu hiệu cho biết bé đang mọc răng
Hầu hết trẻ khi mọc răng thường có những biểu hiện cơ bản như sau:
- Bé đột nhiên chảy nước dãi nhiều, thậm chí chảy ướt hết cả cổ áo, nước dãi này thường xuấy hiện khi bé mọc răng sẽ kích thích gây chảy nước dãi.
Trẻ khi mọc răng thường chảy nhiều dãi.
- Bé thích nhai cắn đồ vật, thường đưa ngón tay lên miệng ngậm, thấy bất cứ đồ gì cũng đều đưa lên để ngậm, thậm chí ngay cả khi đang bú mẹ bé cũng cắn.
- Bé bị ho: do nước dãi chảy nhiều nên khiến con khó chịu và dẫn tới ho.
- Cằm bé bị nổi mẩn: nước dãi nhiều chảy xuống dưới cằm và cổ sẽ gây nổi mẩn đỏ.
- Bé chán ăn, ăn ít, bú ít hơn so với mọi ngày.
- Bên cạnh đó bé còn có biểu hiện bị sốt, có bé sốt cao có bé sốt nhẹ. Nhưng đa phần là sốt nhẹ, lúc này mẹ nên cho bé bú mẹ nhiều để hạ sốt tốt.
>> Có thể bạn quan tâm: