Trẻ bị đái dắt là một điều hết sức bình thường. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể bắt nguồn từ yếu tố sinh lý, nhưng cũng có thể do trẻ mắc phải một số bệnh lý khác. Vì vậy, cha mẹ cần hiểu rõ về bệnh để có cách điều trị an toàn, hiệu quả cho trẻ.
Trẻ bị đái dắt đến từ nguyên nhân sinh lý
Nếu bạn thấy con yêu của mình bị đái dắt tốt nhất không nên quát mắng trẻ bởi vì đây có thể là một nguyên nhân sinh lý bình thường:
+ Bé uống nhiều nước, sữa hay ăn nhiều cháo đặc biệt vào ban đêm thì sẽ đi tiểu nhiều lần.
Việc uống quá nhiều nước cũng khiến trẻ đi tiểu nhiều lần
+ Trẻ uống nhiều đồ ngọt và các loại nước lợi tiểu như nước dừa, nước mía… cũng có hiện tượng tiểu nhiều.
+ Nếu đã từng đi tiểu dắt mà bị cha mẹ mắng thì sẽ khiến trẻ gặp vấn đề tâm lý. Điều này khiến trẻ lo lắng, sợ hãi và phát sinh ra cảm giác buồn tiểu.
+ Những trẻ có cơ địa nóng trong cũng sẽ có nguy cơ bị tiểu dắt cao hơn.
Nếu trẻ bị đái dắt do nguyên nhân sinh lý sẽ hết sau một thời gian ngắn và hầu hết không cần phải điều trị. Tuy nhiên cha mẹ hãy quan sát con nếu hiện tượng này kéo dài, nếu thấy nước tiểu bất thường tốt nhất nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh.
Trẻ bị đái dắt rất có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý
Khi thấy con mình có hiện tượng đái dắt cha mẹ nên theo dõi con. Và nếu nhận thấy hiện tượng đái dắt của trẻ kèm theo một số triệu chứng như đau đớn, quấy khóc khi đi tiểu, đi tiểu không hết bãi, cảm thấy khó khăn phải rặn khi đi tiểu. Nếu quan sát từ bên ngoài sẽ thấy lỗ niệu đạo của trẻ bị đỏ, nước tiểu có mủ. Ngoài ra trẻ sẽ có những biểu hiện như sốt mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn… Những triệu chứng trên cảnh báo rất có thể trẻ bị đái dắt.
Trẻ bị đái dắt kèm theo một số bất thường có thể đến từ nguyên nhân bệnh lý
Thông thường trẻ bị đái dắt có nguyên nhân từ một số bệnh như viêm niệu đạo, các bệnh liên quan đến thận hay bàng quang…Viêm đường tiết niệu là một trong những bệnh lý khiến bé gái bị đi tiểu dắt. Bởi cấu tạo niệu đạo của bé gái thường ngắn và gần hậu môn. Việc không được vệ sinh tốt sẽ dẫn đến viêm nhiễm đường tiết niệu. Còn đối với bé trai hiện tượng đái dắt thường do hẹp bao quy đầu.
Ngoài ra những rối loạn tiết chế nước của bàng quang cũng khiến trẻ bị tiểu dắt. Thông thường khi nước tiểu đầy bàng quang thì thành của bộ phận này sẽ căng ra gửi tín hiệu lên não. Não sẽ chỉ đạo đóng lại cơ vòng bàng quang và tìm đến nhà vệ sinh. Tuy nhiên khi bị rối loạn chức năng bàng quang lấp đầy thì cơ vòng sẽ tự động mở ra gây hiện tượng bài tiết nước tiểu không kiểm soát.
Những bài thuốc dân gian chữa đái dắt cho trẻ
Nguyên nhân của hiện tượng trẻ bị đái dắt có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Để xác định chính xác cha mẹ có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị. Hoặc có thể áp dụng những bài thuốc dân gian cực kỳ hiệu quả và ít tác dụng phụ cho con yêu của mình. Một số bài thuốc dân gian thường được sử dụng:
+ Chữa đái dắt bằng râu ngô, mã đề và ngọn tre
Dùng râu ngô, mã đề và ngọn tre non rửa sạch và nấu cùng với nước. Khi đã ngấm chắt nước cho bé uống cả ngày. Bài thuốc này rất hữu hiệu, nguyên liệu lại dễ kiếm nên cha mẹ có thể áp dụng khi bé bị đái dắt.
Chữa đái dắt cho trẻ bằng râu ngô, mã đề và ngọn tre
+ Chữa đái dắt cho trẻ bằng bột sắn dây:
Sắn dây là một loại cây thân leo rất phổ biến ở nước ta. Củ sắn dây có thể dùng để ăn hoặc làm bột để uống. Ngoài ra nó còn có tác dụng thanh nhiệt, thông đại tiểu tiện, giải độc... rất tốt. Cha mẹ chỉ cần lấy bột sắn dây đem pha với nước sôi để nguội rồi cho bé uống nhiều lần trong ngày. Nên sử dụng bài thuốc này thường xuyên, trẻ sẽ hết bệnh đái dắt.
Trẻ bị đái dắt có thể là hiện tượng rất bình thường. Tuy nhiên cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế cha mẹ cần tìm hiểu và chú ý khi chăm sóc con trẻ.
>> Có thể bạn quan tâm: