Lồng ruột ở trẻ sơ sinh là tình trạng bệnh ngoại khoa nghiêm trọng. Trẻ mắc lồng ruột cần nhanh chóng được phát hiện và điều trị kịp thời nhằm tránh gây nên biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.
Khái niệm lồng ruột ở trẻ sơ sinh
Lồng ruột ở trẻ sơ sinh là tình trạng bệnh liên quan đến đường ruột gồm ruột non và ruột già. Bệnh xảy ra khi có một đoạn ruột chui vào bên trong một đoạn ruột tiếp theo. Các đoạn ruột chui vào đoạn khác khiến các mạch máu cũng bị cuốn theo. Tình trạng này dẫn đến việc các mạch máu bị tắc nghẽn, làm tổn thương đến các mạch máu khác và gây chảy máu.
Lồng ruột ở trẻ sơ sinh là bệnh lý ngoại khoa nghiêm trọng
Lồng ruột thường có nguy cơ xảy ra ở bé trai nhiều hơn bé gái. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ bị hoại tử gây thủng ruột, viêm phúc mạc.
Nguyên nhân gây lồng ruột ở trẻ sơ sinh
Hầu như các trường hợp mắc lồng ruột đều không xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, một số yếu tố điển hình có thể gây nên lồng ruột ở trẻ sơ sinh như:
+ Trẻ sơ sinh trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm ruột sẽ có sự co bóp bất thường. Bên cạnh, các đoạn ruột ở trẻ nhỏ thường có kích thước không đều nhau. Vì vậy đây là yếu tố cao khiến trẻ dễ mắc lồng ruột.
+ Trẻ nhỏ bị viêm ruột, có khối u lành tính, nghiêm trọng hơn là ung thư ruột non cũng có nguy cơ cao gây lồng ruột.
+ Trẻ em mắc hội chứng suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc chứng lồng ruột cao.
Dấu hiệu nhận biết lồng ruột ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh mắc lồng ruột thường xảy ra bất chợt, không báo trước. Tuy nhiên, những dấu hiệu điển hình để cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị mắc lồng ruột như:
+ Đau bụng: Lồng ruột khiến bé đau bụng dữ dội. Bé vặn người, khóc thét từng cơn, ưỡn mình và co hai chân về phía bụng. Mỗi cơn đau bụng thường xảy ra từ 10 – 20 phút.
Lồng ruột gây đau bụng khiến trẻ khó chịu và quấy khóc
>> Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao?
+ Nôn mửa: Mỗi cơn đau bụng dứt thì bé sẽ bị nôn. Những thức ăn bên trong cơ thể sẽ tống hết ra bên ngoài, bé có thể nôn ra cả dịch xanh, dịch vàng trong ruột.
+ Trẻ bỏ bú: Khi bị lồng ruột trẻ thường bỏ bú, bỏ ăn, bé có cảm giác khó chịu nên sẽ không vui đùa như bình thường. Việc hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể trẻ bị gián đoạn nên trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, li bì hoặc vật vã.
+ Đi ngoài ra máu: Sau khi bị đau bụng bé sẽ có triệu chứng đi ngoài ra máu. Phân của bé sẽ kèm chất nhầy, lẫn máu màu đen hoặc có cục màu đen.
Điều trị lồng ruột cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh mắc lồng ruột ở giai đoạn nhẹ thường sẽ được bác sĩ chỉ định tháo đoạn lồng đó bằng cách bơm hơi từ hậu môn lên. Hoặc còn một cách khác đó là dùng chất cản quang borit hay nước muối sinh lý để tháo lồng dưới sự giám sát của máy siêu âm.
Một số trường hợp lồng ruột chặt mà phương pháp bơm hơi không hiệu quả thì bác sĩ sẽ phẫu thuật để tháo vị trí ruột bị lồng, kết hợp với dùng kháng sinh cho trẻ để chống nhiễm trùng.
Trẻ sơ sinh bị lồng ruột cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Chăm sóc trẻ sơ sinh sau lồng ruột đúng cách
Lồng ruột rất có thể tái phát lại, vì vậy cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách để hỗ trợ điều trị và ngăn chặn tình trạng tái phát bệnh.
+ Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng mẹ vẫn cho trẻ bú bình thường, trẻ trên 6 tháng đã ăn dặm mẹ nên cho bé ăn các loại đồ ăn nhẹ, dễ tiêu hóa để tránh gây áp lực lên ruột của bé.
+ Bổ sung nước cho trẻ để giúp ruột được lưu thông tối đa.
+ Một vài tuần đầu sau khi bị lồng ruột cha mẹ cần chú ý nên bế trẻ nhẹ nhàng, tuyệt đối không nên rung lắc trẻ mạnh.
+ Quan sát kỹ phân của trẻ. Nếu thấy dấu hiệu chảy máu khi đi ngoài trên 2 ngày thì hãy đưa bé đi khám lại.
Lồng ruột ở trẻ sơ sinh vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, vì vậy vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để phòng tránh. Vì vậy, để bảo vệ và chăm sóc cho bé yêu, tốt nhất cha mẹ cần chú ý theo dõi để có thể phát hiện sớm những điều bất thường xảy ra ở trẻ. Từ đó có thể can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
>> Có thể bạn quan tâm: