Hiện tượng bé hay gồng cứng người diễn ra nhiều lần kèm theo khóc lớn không ngừng khiến các mẹ hoang mang lo lắng không biết nguyên nhân do đâu và nó có làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay sự phát triển của bé không. Việc nắm được lý do khiến bé gồng cứng người sẽ giúp mẹ chủ động đưa ra được giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Theo các bác sĩ chuyên khoa gồng cứng người được xem là một hiện tượng khá phổ biến và rất hay gặp ở trẻ sau khi sinh. Thậm chí hầu như bé nào cũng ít nhất gặp phải tình trạng này 1 lần trong đời với nhiều lý do khác nhau, mức độ cũng không giống nhau.
Nguyên nhân bé hay gồng cứng người do đâu?
- Do tác động từ bên ngoài: một số tác nhân bên ngoài tác động khiến trẻ khóc gồng cứng người phải kể đến như chỗ nằm của bé không được thoải mái, tiếng ồn ở xung quanh quá lớn, ánh sáng mạnh khiến bé khó chịu… Do đó mẹ hãy kiểm tra xem có phải do yếu tố này không rồi mới tìm hiểu về các nguyên nhân khác.
Bé hay gồng cứng người do tiếu canxi hoặc các tác nhân từ bên ngoài.
- Do bé thấy khó chịu trong người: như do bé đói quá, bé buồn đi tiểu, bé muốn đi nặng. Hoặc cũng có thể do bé đái dầm mà mẹ không thay cho bé, tã lót không đảm bảo an toàn khiến trẻ khó chịu và khiến bé hay gồng cứng người và khóc thét lên.
- Do bé bị thiếu Canxi: thiếu canxi được xem là một trong các lý do khiến bé yêu thường xuyên gồng cứng người mà mẹ cần lưu ý. Bởi canxi là chất vô cùng thiết yếu cho sự phát triển của các bé sơ sinh, nó có vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn thần kinh. Vì thế một khi bé thiếu canxi sẽ khiến công suất làm việc của hệ thần kinh suy giảm rõ rệt, năng suất hoạt động thần kinh giảm đi nhiều hoặc bị rối loạn. Từ đó mà gây ra hiện tượng trẻ liên tục bị gồng cứng người.
- Do sinh lý của trẻ: bé hay gồng cứng người cũng được xem là triệu chứng sinh lý tự nhiên của trẻ nhỏ do hoạt động của thần kinh cơ. Trẻ hay gồng cứng người khoảng 3-5 phút rồi sẽ tự khỏi. Còn nếu bé mà gồng cứng người kèm theo khóc nhiều, khóc thét kèm nôn mửa, chậm phát triển là dấu hiệu bất thường mà cha mẹ cần quan tâm thăm khám cho bé.
- Do mắc phải các bệnh lý nào đó: các mẹ nên chú ý, có một số bệnh lý có thể khiến trẻ khó chịu và hay khóc gồng cứng người như mắc các bệnh lý về da khiến bé ngứa ngáy, bé bị côn trùng cắn làm tổn thương da, bỏng rát cũng khiến con khó chịu.
Mẹ nên làm gì khi bé hay gồng cứng người?
Nếu tình trạng bé gồng người kèm theo khóc ré liên tục, kéo dài các mẹ không được phép chủ quan. Lúc này mẹ cần áp dụng ngay một số biện pháp cơ bản sau đây:
- Đầu tiên mẹ cần theo dõi và quan sát kỹ quá trình gồng cứng của bé như thế nào. Xác định chính xác xem thời gian trẻ hay co cứng kéo dài trong bao lâu, hay xuất hiện vào lúc nào nhất, căn cứ vào đó để đưa ra giải pháp phù hợp.
Đảm bảo nơi bé nằm sạch sẽ, dễ chịu, tránh tiếng ồn.
>> Tìm hiểu thêm: Thông tin chi tiết nhất về bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
- Đồng thời mẹ cũng quan sát xem trong khoảng thời gian bé bị gồng cứng người có xuất hiện những dấu hiệu kèm theo nào đặc biệt không, dấu hiệu đó là gì, kéo dài tình trạng đó trong bao lâu…từ đó mẹ sẽ dễ xử lý chính xác và hiệu quả hơn.
- Tiếp đó trong quá trình bé co cứng chân tay các mẹ để ý đến các tác nhân bên ngoài như chỗ ngủ của bé có vấn đề gì không, có thoải mái hay không, ánh sáng và nhiệt độ ra sao, có ồn ào không… Nếu có thì cần cải thiện ngay, đảm bảo không gian sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh sáng mạnh, giữ yên tĩnh cho bé nghỉ ngơi…
- Khi bé hay gồng cứng người mẹ kiểm tra lại đồ lót mà con đang sử dụng có đảm bảo chất lượng và an toàn hay không. Bởi hiện nay có rất nhiều loại tã bỉm giả, gây hăm ngứa ngáy bí bách khiến bé khó chịu. Đảm bảo sử dụng loại tã chuẩn, có nguồn gốc rõ ràng, không gây ngứa ngáy.
- Nhớ xây dựng chế độ ăn uống cho bé thật lành mạnh, chú ý bổ sung đầy đủ canxi để bé hấp thu tốt. Khi đủ canxi vừa giúp bé phát triển xương, tóc và răng mà còn giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định để bé tránh bị gò cứng người.
Bổ sung đầy đủ canxi và dưỡng chất giúp bé phát triển tốt.
Đồng thời nếu bé còn bú, mẹ hãy ăn thật nhiều thực phẩm giàu canxi để bổ sung chất tốt nhất cho con.
- Nhớ cân đối thực đơn ăn uống hàng ngày để đảm bảo bé nhận được đủ các dưỡng chất khác, giúp con phát triển toàn diện, tránh tụt cân.
Ngoài ra nếu như bé hay gồng cứng người kéo dài, bé quấy khóc nhiều, thường xuyên nôn mửa, không tăng cân và chậm phát triển… mẹ nên cho bé đến bệnh viện để khám, kiểm tra tìm ra nguyên nhân thực sự và có hướng điều trị hiệu quả nhất.
>> Có thể bạn quan tâm: