Sốt phát ban là bệnh thường gặp phải ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy các bậc cha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân cũng như bệnh sốt phát ban ở trẻ cần kiêng gì để chăm sóc đúng cách, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Tổng quan về bệnh sốt phát ban
- Nguyên nhân
Bệnh sốt phát ban gây ra do nguyên nhân chủ yếu là trẻ nhiễm phải virus herpes 6 hoặc 7. Ngoài ra, bệnh còn có một số lý do như bụi rặm, do côn trùng, nóng trong… Đây là bệnh lây truyền, đặc biệt là ở môi trường nhà trẻ, trường học.
Sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì?
Khi có trẻ mang trong mình virus chắc chắn sẽ có hiện tượng ho, sổ mũi, hắt xì làm phát tán tia nước bọt ra không khí và truyền virus sang cho trẻ khác. Đây là con đường lây lan nhanh nhất và dễ bùng phát thành bệnh dịch.
- Biểu hiện
Sốt phát ban là tình trạng sốt cao ở trẻ nhỏ kéo dài từ 3 – 5 ngày, kèm theo những đốm đỏ ẩn hoặc nhô lên trên bề mặt da. Bệnh có 2 loại phổ biến là sốt phát ban đỏ và sốt phát ban đào. Sốt phát ban ở trẻ em sẽ lan rộng từ vùng ngực, lưng, bụng cho tới cổ và cánh tay.
Nhiều trường hợp mụn ban đỏ còn lan rộng cả xuống chân và mông, mặt… Ngoài những biểu hiện trên trẻ có thể kèm theo, ho, viêm họng.
Khi nào cần nhập viện
Sốt phát ban thông thường được điều trị tại nhà, nhưng bố mẹ nên đưa con đến viện khi có những biểu hiện sau:
• Trẻ sốt cao không hạ sau khi đã phát mụn ban đỏ.
• Trẻ hôn mê, quấy khóc, ngủ li bì, mệt mỏi.
• Sốt cao dẫn đến co giật.
• Ảnh hưởng đến hệ hô hấp như thở gấp, khó thở…
Sốt phát ban ở trẻ cần kiêng gì?
- Dùng nhiều thuốc hạ sốt
Biểu hiện đặc trưng của bệnh sốt phát ban là sốt cao và kéo dài, nhiều mẹ sốt ruột cho con liên tục dùng thuốc hạ sốt. Đây là điều kiêng kị hàng đầu mà các mẹ nên lưu ý khi trẻ bị sốt, các bác sĩ đã khuyến cáo, việc lạm dụng thuốc hạ sốt có thể làm tổn thương gan, xuất huyết tiêu hóa…
Không nên lạm dụng thuốc hạ sốt ảnh hưởng đến gan và hệ tiêu hóa của trẻ
Tối thiểu từ 4-6 tiếng mới được sử dụng 1 liều thuốc hạ sốt, đối với trẻ bị suy thận sử dụng tối thiểu cách nhau 8 tiếng. Đây là điều các mẹ không nên bỏ qua để đảm bảo sức khỏe trẻ nhỏ.
- Đưa trẻ đến nơi đông người
Bệnh sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm việc đưa trẻ đến nơi đông người là điều không nên làm vì có thể sẽ khiến dịch bệnh bùng phát. Hơn nữa, trong thời gian bị bệnh trẻ cần được nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và yên tĩnh. Nơi đông người khiến trẻ rất khó chịu và rất có thể khiến bệnh nặng hơn.
- Ép trẻ ăn
Khi trẻ sốt thường kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, buồn nôn, ngủ li bì và dẫn đến tình trạng chán ăn, thậm trí bé sẽ bỏ ăn. Nhiều mẹ sợ bé mất sức nên thường dùng đủ mọi cách để ép bé ăn. Thậm trí là ép bé ăn quá nhiều khiến trẻ nôn chớ và tình trạng bệnh nặng nề hơn.
Khi trẻ biếng ăn các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, cho bé ăn nhiều bữa trong ngày. Như vậy giúp nạp năng lượng cho bé thường xuyên mà mẹ cũng không phải mệt mỏi trong việc dỗ trẻ ăn.
- Tắm nước lạnh
Nhiều quan niệm dân gian lưu truyền khi trẻ sốt phát ban thì tắm nước lạnh để trẻ mau hạ sốt giảm những mụn đỏ xung quanh da. Điều này vô cùng sai lầm có thể khiến trẻ bị sốc nhiệt rất nguy hiểm.
Biện pháp tốt nhất là dùng nước ấm có pha thêm muối hạt với tỉ lệ thật loãng. Cho trẻ tắm nhanh ở nơi kín gió. Sau khi tắm lau người và mặc quần áo thoáng mát cho trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng
Khi trẻ bị sốt phát ban kiêng gì trong chế độ dinh dưỡng của trẻ là điều nhiều bà mẹ thắc mắc. Đối với giai đoạn này không cho trẻ ăn quá nhiều đồ bổ khiến trẻ khó tiêu, đầy hơi. Các loại nước ngọt có ga và nhiều đường khiến các tế bào máu trắng diệt vi khuẩn chậm hơn.
Những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nước đá cũng không nên cho trẻ ăn trong thời gian này. Nước đá có thể khiến tình trạng đau họng của trẻ trầm trọng hơn.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban
Các bậc phụ huynh nên biết cách nhận biệt những triệu chứng sớm của bệnh sốt phát ban để có phương pháp điều trị cũng như chăm sóc cho trẻ đúng cách hơn cụ thể như sau:
Hạ sốt cho trẻ đúng cách
• Cần hạ sốt cho trẻ đúng cách, không nên lạm dụng thuốc hạ sốt. Sử dụng những biện pháp hạ sốt như lau người cho trẻ bằng nước ấm, chanh tươi, khi nhiệt độ cơ thể chưa cao hơn 38,5 độ thì không nên dùng thuốc hạ sốt.
• Giảm các cơn ho, đau họng cho trẻ bằng những loại thảo dược như mật ong, lá hẹ, quả quất non…
• Vệ sinh, thông mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý ngày 2 lần.
• Cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây giúp cung cấp vitamin cũng như cải thiện sức đề kháng cho trẻ. Nếu trẻ biếng ăn nên chia nhỏ bữa ăn, và ăn nhiều bữa trong ngày.
• Khi trẻ có những biểu hiện như nôn chớ nhiều, quấy khóc, khó thở, ngủ li bì, sốt cao trên 39 độ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt cần đưa trẻ đến có sở y tế gần nhất, để các bác sĩ có phác đồ điều trị kịp thời.
>> Có thể bạn quan tâm: