https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Sơ cứu bỏng nước cho trẻ đúng cách

Sơ cứu bỏng nước cho trẻ đúng cách

Theo các chuyên gia y tế, việc sơ cứu bỏng nước sôi ở trẻ có vai trò rất quan trọng bởi sơ cứu đúng cách, đúng thời điểm sẽ giúp việc phục hồi vết bỏng ở trẻ nhanh chóng hơn. 

Phân biệt các cấp độ bỏng

Thông thường bỏng nước phân ra làm 3 mức độ, trong đó, tổn thương càng nhiều thì độ bỏng càng cao. Cụ thể như sau:

*Độ 1: Bỏng bề mặt da

- Với bỏng độ 1, phần da bị tổn thương do trẻ bị bỏng nước sôi chỉ nằm ở lớp ngoài cùng, kèm dấu hiệu vùng da bị đỏ ửng, đau rát vì đầu mút thần kinh bị kích thích.

- Trẻ bỏng độ 1 là tình trạng nhẹ nên cha mẹ không cần quá lo lắng, sau khoảng 3-4 ngày, vết bỏng sẽ lành lại.

 Bỏng nước sôi ngày càng phổ biến ở trẻ

Bỏng nước sôi ngày càng phổ biến ở trẻ

*Độ 2: Bỏng một phần da

- Là tình trạng trẻ bị tổn thương ở lớp biểu bì và một phần của lớp chân bì. Khi bị bỏng độ 2, trẻ sẽ xuất hiện những các túi phỏng nước, phỏng vỡ sẽ để lộ da màu hồng, trẻ sẽ rất đau đớn, khó chịu.

- Bỏng độ 2 nếu được điều trị kịp thời có thể liền da sau 1-4 tuần, ít để lại sẹo hoặc có sẹo nhưng không đáng kể. Tuy nhiên khi vết bỏng lành, những vùng da bị bỏng có thể đỏ trong một thời gian dài.

- Cần lưu ý, khi trẻ bị bỏng nước sôi độ 2 rất dễ bị bội nhiễm, nhiễm trùng, trường hợp bị nhiễm khuẩn sẽ làm lớp da dưới bị phá hủy, khiến tình trạng nặng hơn, từ độ 2 chuyển sang độ 3 nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để chăm sóc và vệ sinh cho trẻ phù hợp.

 Bỏng được chia ra nhiều cấp độ

Bỏng được chia ra nhiều cấp độ

*Độ 3: Bỏng toàn bộ các lớp da

- Khi trẻ bị bỏng nước sôi độ 3 toàn bộ các lớp da ở vùng bị bỏng bao gồm lỗ chân lông, tuyến mồ hôi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Trẻ bị bỏng độ 3 vết bỏng sẽ có các biểu hiện: màu trắng nhợt hoặc xám lại, khô cứng tuy trẻ không có cảm giác đau đớn nhưng các đầu nút dây thần kinh bị phá hủy.

- Nếu trẻ bị bỏng rất nặng thì toàn bộ các lớp mỡ dưới da có nguy cơ bị phá hủy và phần cơ sẽ bị lộ ra ngoài. Tùy thuộc vào độ sâu của vết bỏng, quần áo trẻ có thể dính lên vùng da bị tổn thương làm vết bỏng trầm trọng hơn. Do đó, khi phát hiện trẻ bị bỏng, cha mẹ nên lập tức xả liên tục nhiều nước lên vết bỏng để giảm độ sâu của da tổn thương.

- Khi bị bỏng độ 3, trẻ thường rất dễ bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm, rất có thể vùng da bị tổn thương sẽ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

 Trẻ càng bỏng nặng càng dễ bị bội nhiễm

Trẻ càng bỏng nặng càng dễ bị bội nhiễm

Xem thêm: Bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì?

Các bước sơ cứu bỏng nước sôi

trẻ bị bỏng nước sôi hay bỏng lửa thì sơ cứu cách là việc đầu tiên cha mẹ nên làm để giúp trẻ dễ chịu hơn đồng thời giảm mức độ nghiêm trọng của bỏng. Việc tiến hành sơ cứu càng nhanh, càng đúng quy trình càng khiến “thời điểm vàng” có giá trị bởi bỏng nước sôi có nhiều mức độ khác nhau và mỗi một cấp độ việc sơ cứu cũng cần có kỹ thuật riêng.  Dưới đây là những bước sơ cứu cơ bản khi trẻ bị bỏng bước sôi ở các mức độ:

*Trẻ bỏng nước sôi ở cấp độ 1:

- Cha mẹ nên ngâm vết bỏng nước sôi của trẻ vào nước lạnh (chú ý không phải nước đá) từ 5 phút trở lên. 

- Ngâm vết bỏng vào nước lạnh ít nhất 5 phút, sau đó thoa lên vết bỏng một lớp kem dưỡng da có tác dụng bảo vệ, làm lành da như lô hội, thuốc mỡ kháng sinh hoặc sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, liền da nhanh như gel Oatrum Kids.

- Sử dụng băng gạc nhẹ nhàng quấn lỏng quanh vết bỏng. Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn.

 Sơ cứu bước đầu khi trẻ bị bỏng rất quan trọng

Sơ cứu bước đầu khi trẻ bị bỏng rất quan trọng

*Trẻ bỏng nước sôi ở cấp độ 2:

- Cha mẹ lập tức ngâm vết bỏng của trẻ vào ít nhất 15 phút, hoặc đắp vải nhúng nước lạnh lên vết bỏng 3 phút, tiếp đó thoa thuốc mỡ kháng sinh cho trẻ.

- Sau đó, rửa tay sạch và dùng gạc khô băng lên vết bỏng của trẻ.

- Hàng ngày, cha mẹ kiểm tra vết bỏng cho trẻ và bôi thuốc đều đặn. Nếu phát hiện vết bỏng có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, đau, nóng cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

- Tuyệt đối không lột da, cào, gãi lên vùng da bị bỏng nước sôi của trẻ.

- Vùng da bị bỏng nước sôi thường nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 năm, do đó, cha mẹ cần thoa kem chống nắng cho trẻ trước khi cho trẻ ra ngoài.

*Trẻ bỏng nước sôi ở cấp độ 3:

- Trẻ bị bỏng cấp độ 3 cần sơ cứu nhanh chóng bằng cách loại bỏ quần áo, trang phục đang bị dính ỏ vết bỏng và lưu ý không nhúng vết bỏng vào nước hay bôi bất cứ loại thuốc nào lên vùng da bị tổn thương.

- Nếu phần bị bỏng cao hơn tim, cha mẹ có thể băng cho trẻ bằng băng ẩm sạch giúp làm mát, dịu vết thương.

 Trẻ bị bỏng độ 3 cần được đưa đi cứu chữa kịp thời

Trẻ bị bỏng độ 3 cần được đưa đi cứu chữa kịp thời

- Sau đó, lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để tránh gây tổn thương tới các bộ phận bên trong cơ thể. Trường hợp trẻ bị bỏng nặng, bỏng sâu có thể cần can thiệp bằng phẫu thuật, ghép da hoặc cần truyền một lượng lớn dịch truyền tĩnh mạch để ngăn chặn việc thoát dịch mao mạch và viêm sưng mô ở trẻ.

Xem thêm: Mách bạn 6 bài thuốc trị bỏng nước sôi tại nhà theo kinh nghiệm dân gian

Những sai lầm “chết người” khi sơ cứu bỏng nước sôi ở trẻ

Theo thói quen, nhiều cha mẹ sử dụng các mẹo dân gian được lưu truyền để sơ cứu bỏng nước sôi cho trẻ nhưng thực chất đó lại là việc làm sai lầm, khiến tình trạng của trẻ trầm trọng hơn. Dưới đây là những sai lầm, cha mẹ tuyệt đối cần tránh khi xử lý bỏng nước sôi ở trẻ:

- Tránh ngâm vùng da bị bỏng của trẻ vào nước đá vì nếu bị lạnh đột ngột sẽ làm vết thương của trẻ bị co mạch, làm biểu bì da co rút lại, dẫn đến bị bỏng lạnh.

 Tuyệt đối không tự ý bôi thuốc lên vết bỏng của trẻ

Tuyệt đối không tự ý bôi thuốc lên vết bỏng của trẻ

- Việc làm mát cho vùng bỏng nước sôi ở trẻ không nên kéo dài quá vì có thể làm hạ nhiệt độ cơ thể, nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

- Cha mẹ cũng không nên bôi kem đánh răng, mỡ trăn, kem trị bỏng lên vết bỏng của trẻ. Việc sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể khiến tình trạng bỏng nặng nề và dễ bị nhiễm trùng.

- Khi sơ cứu cho trẻ bị bỏng nước sôi, nếu thấy vùng da bỏng có diện tích lớn, cha mẹ không nên cởi quần áo của trẻ, thay vào đó chỉ nên dùng kéo nhanh chóng cắt lớp quần áo dính vào vết thương.

- Cha mẹ không nên mất bình tĩnh vì mất bình tĩnh sẽ khiến trẻ gào khóc, hoảng loạn hơn, tốt nhất nên gọi sự trợ giúp từ người thân để sơ cứu con nhanh chóng, an toàn.

Bài viết liên quan: Bị bỏng kiêng ăn gì và nên ăn gì

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status