Bỏng lạnh không phổ biến như bỏng nhiệt nhưng vẫn thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Để biết cách xử trí an toàn khi gặp phải tai nạn này, bất cứ ai cũng nên biết bỏng lạnh là gì và cách chữa hiệu quả nhất để không gặp phải biến chứng nguy hiểm.
Bị bỏng lạnh là gì?
Bỏng nhiệt khô hay bỏng nhiệt ướt có thể dễ dàng nhận biết, nhưng bỏng lạnh là hiện tượng ít xảy ra hơn vì vậy không ít người đặt câu hỏi: Bỏng lạnh là gì? Theo các chuyên gia, bỏng lạnh là tình trạng mô sống ở người bị đông cứng và bị tổn thương do tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp. Bỏng lạnh thường xuất hiện ở những vị trí: bàn tay, bàn chân, mũi, tai, có khi là toàn thân.
Bỏng lạnh xảy ra khi tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp
Bỏng lạnh không phải tai nạn đơn thuần như nhiều người vẫn nghĩ, nó có thể gây nên những tổn thương nghiêm trọng khiến các mô mất nhiều thời gian (vài tuần) để hồi phục. Nguy hiểm hơn khi người bệnh có thể bị mất da, ngón, tay, ngón chân, bị dị tật và đổi màu. Điều thường thấy ở những người bị bỏng lạnh đó là thân nhiệt bị hạ thấp khiến sức khỏe gặp nguy hiểm.
Bỏng lạnh có chữa được không?
Mặc dù bỏng lạnh rất nguy hiểm và có thể để lại di chứng nặng nề, tuy nhiên nếu tiến hành sơ cứu, điều trị đúng cách và kịp thời, bỏng lạnh hoàn toàn có thể chữa được. Do đó, điều quan trọng người bệnh và những người thân xung quanh cần trang bị những kiến thức cần thiết để xử trí kịp thời khi tai nạn xảy ra.
Cách chữa bỏng lạnh hiệu quả nhất
Trước khi áp dụng cách trị bỏng lạnh, người bệnh cần biết tổn thương trên da đang ở cấp độ nào của bỏng lạnh.
+ Với bỏng lạnh cấp độ 1 khi vùng tổn thương có triệu chứng ngứa, đau, da chuyển màu đỏ hoặc vàng và mất cảm giác tạm thời, người bệnh chỉ cần nhanh chóng sơ cứu bằng cách làm ấm vùng da bị bỏng sẽ không gây nguy hiểm gì, thời gian hồi phục vết bỏng cũng rất nhanh.
+ Nếu bị bỏng cấp độ 2 khi vùng da tổn thương bị đông cứng lại, tổn thương xuất hiện ở lớp da ngoài chưa ảnh hưởng đến các mô sâu, có thể xuất hiện các bọng nước, da chuyển sang màu đen và cứng. Lúc này người bệnh cần lập tức sơ cứu ngay bằng cách:
Tùy thuộc vào cấp độ bỏng lạnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau
- Nếu bị bỏng ở các ngón tay, kẹp ngay vào nách hoặc áp vào 2 má để làm ấm vùng da.
- Nếu quần áo bị ướt cần lập tức cởi bỏ chúng ra vì chúng sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể bị giảm, càng làm tăng cảm giác lạnh.
- Di chuyển người bệnh đến nơi khô ráo, ấm áp.
- Ngâm vùng da bị bỏng lạnh với nước ấm 40-42 độ C trong 10-20 phút.
- Đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Với tổn thương bỏng lạnh cấp độ 2, người bệnh có thể khỏi sau 1 tháng hoặc mất cảm giác nóng lạnh tại vùng da tổn thương.
+ Bỏng lạnh cấp độ 3, 4: Đây là cấp độ nguy hiểm nhất dễ dẫn đến tình trạng hoại tử da. Người bị bỏng lạnh ở cấp độ 3,4 sẽ bị tổn thương toàn bộ các mô sâu, cơ, máu, gân, các tế bào thần kinh đều bị đông cứng hoặc chết. Vùng da bị tổn thương chuyển sang màu đen và chứa đầy máu, tiến tới hoại tử.
Do đó, với cấp độ bỏng này, người bệnh cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời sơ cứu và điều trị.
Bất cứ ai cũng có thể phòng tránh tai nạn bỏng lạnh
Xem thêm: Bị bỏng bô xe máy nên ăn gì và kiêng gì để tránh để lại sẹo
Lưu ý khi điều trị bỏng lạnh
Bỏng lạnh rất nguy hiểm, người bệnh có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Để hạn chế tối đa những di chứng nặng nề, trong quá trình điều trị và chăm sóc vết bỏng, người bệnh cần nắm rõ những lưu ý sau:
+ Trong quá trình sơ cứu bỏng lạnh, người bệnh tuyệt đối không dùng nguồn nhiệt khô như bếp lò, lò sưởi hoặc túi chườm nóng vì những nguồn nhiệt này rất khó kiểm soát nhiệt độ và không giúp người bệnh ấm dần dần, ngược lại có thể gây bỏng kép rất nguy hiểm.
+ Nếu quá trình ngâm nước ấm không đem lại hiệu quả gì, có lẽ tổn thương do bỏng gây ra đã quá nặng, người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế để điều trị bỏng lạnh.
+ Nếu người bệnh bị hạ thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể giảm xuống đến mức nguy hiểm cần xử lý tình trạng này trước khi xử lý bỏng lạnh, vì hạ thân nhiệt có thể dẫn tới tử vong.
+ Bất cứ ai cũng có thể phòng tránh tai nạn bỏng lạnh bằng cách: Khi tiếp xúc với môi trường lạnh (kho đông lạnh; ở những nơi thời tiết lạnh, có tuyết; phòng nghiên cứu có nitơ lỏng…) cần được trang bị đầy đủ các vật dụng cần thiết để đảm bảo cơ thể luôn được giữ ấm: quần áo, tất, găng tay, mũ, mặt nạ…
Bài viết liên quan: Cách chữa bỏng nhiệt tại nhà hiệu quả 100%