Bỏng da do hóa chất là tai nạn bỏng rất nguy hiểm, có thể khiến người mắc phải chịu nhiều đau đớn và tổn thương vĩnh viễn. Sơ cứu đúng cách và kịp thời có thể giúp người bệnh hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Bỏng hóa chất là gì?
Theo thống kê, tại Việt Nam tỷ lệ bỏng do hóa chất chiếm khoảng 5-6% trong các loại bỏng. Tai nạn bỏng do hóa chất có thể xảy ra ở mọi nơi: trong gia đình, tại nơi làm việc, trường học, trong nhiều trường hợp bỏng hóa chất là kết quả của tai nạn, hành hung…
Bỏng da hóa chất hay còn gọi là bỏng ăn mòn, là tình trạng xảy ra khi da hoặc mắt tiếp xúc với hóa chất như axit hay base. Các hóa chất không chỉ tác dụng trên da và niêm mạc mà chúng còn ngấm theo đường mạch máu vào cơ thể, làm tổn thương các cơ quan nội tạng và dẫn tới tử vong.
Bỏng hóa chất có thể để lại tổn thương vĩnh viễn
Triệu chứng thường gặp khi bị bỏng hóa chất
Triệu chứng bỏng hóa chất tùy thuộc vào nguyên nhân gây bỏng. Nếu nạn nhân bị bỏng do nuốt phải hóa chất sẽ có triệu chứng khác với bỏng xảy ra trên da. Thông thường, các triệu chứng sẽ là:
+ Da cháy đen hoặc da chết.
+ Kích ứng, mẩn đỏ hoặc bỏng rát tại khu vực da tiếp xúc.
+ Có cảm giác tê hoặc đau tại vùng da bị ảnh hưởng.
+ Nếu hóa chất tiếp xúc vào mắt sẽ gây mất thị lực hoặc mất tầm nhìn.
Ngoài ra người gặp nạn cũng sẽ gặp phải hiện tượng như: nhức đầu, nhịp tim không đều, huyết áp thấp, co giật, chóng mặt, ngừng tim hoặc nhồi máu cơ tim…
Sơ cứu bỏng hóa chất đúng cách làm giảm mức độ nghiêm trọng
Đọc thêm: Bỏng lạnh là gì và cách chữa hiệu quả nhất
Đối tượng có nguy cơ bị bỏng hóa chất
Ai cũng có nguy cơ bị bỏng da hóa chất nếu không có kỹ năng phòng tránh, tuy nhiên trẻ sơ sinh, người già và người tàn tật là những đối tượng có nguy cơ cao hơn. Nguyên nhân là do những nhóm người này không có khả năng xử lý hóa chất đúng cách, vì vậy dễ bị bỏng khi tiếp xúc gần với các loại hóa chất.
Cách sơ cứu khi bị bỏng hóa chất
Bỏng hóa chất có thể giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng nếu người bệnh kịp thời sơ cứu và xử lý đúng cách. Theo đó, khi gặp phải tai nạn nguy hiểm này, người bị nạn cần lập tức áp dụng ngay những điều này:
-
Đưa nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng
Nếu để nạn nhân tiếp xúc quá lâu với hóa chất gây bỏng sẽ khiến tổn thương thêm trầm trọng hơn, vì vậy việc đầu tiên cần làm đó là nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt.
-
Loại bỏ vật dụng cá nhân dính hóa chất
Bất kể vật dụng cá nhân nào trên người nạn nhân như: quần áo, giày dép, đồ trang sức… có dính hóa chất cũng cần được loại bỏ khỏi cơ thể ngay lập tức để tránh bị tổn thương nặng hơn.
Bỏng hóa chất có thể phòng ngừa nếu tuân thủ quy trình an toàn
-
Ngâm vết thương vào nước mát
Ngâm hoặc tưới nước mát lên vùng da bị tổn thương trong khoảng 20 phút sẽ giúp hóa chất được loại bỏ khỏi da, đồng thời giúp da dịu đi cảm giác đau rát.
Nếu bị bỏng do các hóa chất dạng bột như vôi bột cần loại bỏ chúng trước khi rửa da với nước.
Lưu ý: Không ngâm vết thương vào nước đá vì có thể sẽ gây nên phản ứng khiến vết thương trầm trọng hơn.
-
Phủ khăn sạch lên vùng da bị bỏng
Phủ khăn sạch hoặc khăn vô trùng lên vùng da bị bỏng để vi khuẩn, bụi bẩn không bám dính trên da, đồng thời giữ cho da không bị các tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh tác động tới.
-
Đưa người bị bỏng đến cơ sở y tế gần nhất
Bỏng hóa chất thường để lại tổn thương nghiêm trọng, vì vậy thay vì tự ý điều trị tại nhà, người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả.
Đọc thêm: Tổng hợp cách chữa bỏng rát da kỳ lạ và độc đáo
Phòng tránh bỏng hóa chất
Bỏng da hóa chất hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu tuân thủ quy trình an toàn và các biện pháp phòng ngừa trong quá trình xử lý nguyên liệu hóa học gồm:
+ Giữ hóa chất tránh xa tầm tay trẻ em.
+ Bảo quản và lưu trữ hóa chất đúng cách, an toàn sau khi sử dụng xong.
+ Khi sử dụng còn chọn nơi thoáng khí.
+ Không trộn các hóa chất với nhau gây nên phản ứng không thể kiểm soát được.
+ Giữ hóa chất tránh xa thực phẩm và đồ uống.
+ Trang bị đồ bảo hộ và quần áo đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất.
Bài viết liên quan: Bị bỏng bô xe máy phải làm sao?