Bị bỏng lạnh phải làm sao và những điều cần biết

Khi tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp sẽ xảy ra hiện tượng bỏng lạnh khiến các mô sống ở người bị đông cứng và tổn thương, trường hợp nghiêm trọng phải cắt bỏ phần tổn thương. Vì vậy bị bỏng lạnh phải làm sao để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm là kiến thức bất cứ ai cũng cần trang bị để kịp thời xử lý khi gặp nạn.

Bỏng lạnh và những điều cần biết

Không phổ biến như bỏng nhiệt khô hay bỏng nhiệt ướt, bỏng lạnh là hiện tượng đặc biệt và hiếm xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Tại sao bị bỏng lạnh? Đa phần bỏng lạnh xuất hiện khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh dưới 0 độ C, nitơ lỏng, làm việc trong môi trường đông lạnh hoặc tiếp xúc với các tác nhân lạnh kéo dài khiến cơ thể tự điều chỉnh nhằm hạ thân nhiệt làm giảm lưu lượng máu tới mội số vùng trên cơ thể để tránh thoát nhiệt.

 Bỏng lạnh rất nguy hiểm nếu không được xử trí và điều trị kịp thời

Bỏng lạnh rất nguy hiểm nếu không được xử trí và điều trị kịp thời

Bỏng lạnh được chia thành 3 cấp độ khác nhau:

+ Cấp độ 1: Bỏng lạnh cấp độ 1 xuất hiện cảm giác đau, ngứa, da biến đổi màu sắc có thể trắng tiến tới đỏ, vàng, rối loạn hoặc mất cảm giác nóng, lạnh.

+ Cấp độ 2: Ở cấp độ 2, vùng da bị tổn thương bị cứng lại, các mô sau chưa bị ảnh hưởng và vẫn còn mềm mại. Tuy nhiên da bắt đầu xuất hiện bọng nước, có thể chuyển màu đen và cứng. Với tổn thương này người bệnh có thể khỏi sau 1 tháng hoặc mất cảm giác nóng lạnh tại vùng tổn thương.

+ Cấp độ 3, 4: Đây là cấp độ bỏng lạnh nặng nhất với biểu hiện vùng da bị tổn thương nặng nề, các mô sâu, gân, cơ, mạch máu, thần kinh chuyển sang màu đen và chứa đầy máu. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể khiến da bị hoại tử, bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm.

Đọc thêm: Cảnh báo: bỏng lạnh có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không sơ cứu đúng cách

Phải làm sao khi bị bỏng lạnh?

Xử trí bỏng lạnh kịp thời ảnh hưởng lớn tới kết quả điều trị, đồng thời ngăn ngừa khả năng xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Bị bỏng lạnh phải làm sao? Đây là những việc người bệnh (hoặc người thân của nạn nhân) cần làm ngay:

- Làm ấm vùng da bị tổn thương

Ngón tay, ngón chân, tai, mũi… là những vùng da có khả năng bị bỏng lạnh, vì vậy khi phát hiện bỏng lạnh ngay lập tức hãy cách ly khỏi môi trường lạnh, đến nơi có nhiệt độ ấm áp, đồng thời ủ ấm cho da bằng mọi cách: kẹp tay/chân vào nách, áp tay vào mặt hoặc chân, cởi bỏ quần áo ướt khỏi cơ thể sau đó ủ ấm bằng chăn.

- Ngâm vùng da bị bỏng vào nước ấm

 Ngâm nước ấm 40-42 độ C giúp vết thương bỏng lạnh nhanh chóng được làm ấm

Ngâm nước ấm 40-42 độ C giúp vết thương bỏng lạnh nhanh chóng được làm ấm

Vùng da bị bỏng lạnh cần được làm ấm bằng cách ngâm với nước ấm 40-42 độ C từ 10-20 phút tùy thuộc vào mức độ bỏng. Lưu ý, không để người bệnh tiếp xúc với lửa, lò sưởi hoặc túi chườm nóng vì có thể dẫn tới tổn thương nặng do bị bỏng kép.

- Băng bó vết bỏng

Sau khi vết bỏng đã được làm ấm, nên để người bệnh nằm bất động hoặc dùng băng gạc vô trùng băng bó vết thương nhằm ngăn chặn tổn thương do các tinh thể nước đá di chuyển làm tổn hại mô.

- Chú ý vùng da bỏng lạnh

Khi vùng da bị bỏng ấm dần lên cũng là lúc người bệnh có cảm giác như kiến bò hoặc bỏng rát. Vùng da tổn thương sẽ chuyển sang màu hồng hoặc đỏ, có vết và trở lại kết cấu/cảm giác bình thường. Trong trường hợp vùng da tổn thương bị sưng hoặc phồng rộp, đây là biểu hiện của sự tổn thương nhiều hơn, người bệnh cần được bác sĩ chăm sóc ngay lập tức.

Bên cạnh đó, nếu vùng da không thay đổi nhiều sau khi ngâm nước ấm nhiều phút có thể làn da của người bệnh đã có tổn thương nặng. Bị bỏng lạnh cần làm gì trong giai đoạn này? Người bệnh cần được bác sĩ chuyên môn xử lý ngay lập tức.

Xem thêm: Bỏng lạnh là gì và cách chữa hiệu quả nhất

Chăm sóc da bị bỏng lạnh sau điều trị

Bỏng lạnh khiến vùng da gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng, do đó người bệnh sẽ không tránh khỏi cảm giác đau và viêm trong thời gian hồi phục. Để quá trình chăm sóc sau điều trị diễn ra tốt đẹp người bệnh cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ chuyên môn:

 Băng bó vùng da tổn thương do bỏng lạnh

Băng bó vùng da tổn thương do bỏng lạnh

+ Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

+ Da có thể bị sưng và xuất hiện các nốt phồng rộp, người bệnh không nên tự ý chọc vỡ bóng nước, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ cách chăm sóc cho tới khi các nốt phồng rộp này tự vỡ để tránh biến chứng nhiễm trùng.

+ Vệ sinh vết bỏng đúng cách và thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công sinh viêm, nhiễm trùng.

+ Trong quá trình điều trị, người bị bỏng nên hạn chế vận động tránh ảnh hưởng tới vết bỏng, quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.

+ Chú ý chế độ dinh dưỡng: Để rút ngắn quá trình điều trị người bệnh nên chú trọng tới chế độ dinh dưỡng bằng cách bổ sung những thực phẩm có lợi cho sự hồi phục vết thương như: hoa quả, rau xanh chứa nhiều vitamin A, C, thực phẩm chứa nhiều collagen. Bên cạnh đó, nên kiêng các thực phẩm khiến vết bỏng bị sưng, mưng mủ và để lại sẹo như: hải sản, trứng, rau muống, thịt gà, đồ nếp…

Bài viết liên quan: Bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì?

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status