Bỏng là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát hay bức xạ. Trong cuộc sống tai nạn bỏng rất thường gặp, phổ biến nhất là bỏng do nhiệt, vì vậy cách chữa bỏng nhiệt hiệu quả ngay tại nhà là kiến thức mà bất cứ gia đình nào cũng nên chuẩn bị sẵn để áp dụng ngay khi tai nạn xảy ra.
Phân loại bỏng nhiệt và các cấp độ
Bỏng do nhiệt tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Trong khi nấu ăn không may để mỡ bắn vào da cũng là bỏng nhiệt, khi lưu thông trên đường chỉ cần bất cẩn chạm da vào bô xe máy cũng là bỏng nhiệt, hay khi tiếp xúc với bàn là nóng khi là quần áo cũng được liệt vào dạng bỏng nhiệt.
Theo các bác sĩ chuyên khoa bỏng do nhiệt được chia thành 3 dạng khác nhau dựa trên các tác nhân gây bỏng, bao gồm:
Bỏng lửa là một dạng của bỏng nhiệt khô
1. Bỏng nhiệt khô
Dạng bỏng này xuất phát từ việc da tiếp xúc trực tiếp với bàn là nóng, bô xe máy, hỏa hoạn, cháy nổ bình gas…
2. Bỏng nhiệt ướt
Là dạng bỏng khi da và mô tiếp xúc trực tiếp với các luồng khi nóng, chất lỏng nóng sôi như: bỏng dầu mỡ, bỏng nước sôi, bỏng hơi nước nóng (trên 90 độ C), bỏng do thức ăn nóng…
3. Bỏng nhiệt lạnh
Bỏng nhiệt lạnh là dạng bỏng đặc biệt và ít gặp hơn bỏng khô, bỏng ướt. Đây là một dạng bỏng đặc biệt xảy ra khi làn da tiếp xúc với các yếu tố có nhiệt độ quá thấp (dưới 0 độ C) trong thời gian dài khi cơ thể không đủ ấm như: tiếp xúc với đá lạnh, nitơ lỏng, làm việc trong môi trường lạnh quá lâu…
Phân loại bỏng thuộc dạng nào rất quan trọng, tuy nhiên để tìm ra cách chữa bỏng nhiệt hiệu quả người bệnh cần xác định được vết bỏng đang ở cấp độ bao nhiêu. Theo đó, bỏng nhiệt được chia thành 3 cấp độ với mức độ tổn thương khác nhau:
Bỏng nhiệt có 3 cấp độ với mức độ tổn thương khác nhau
+ Bỏng cấp độ 1: Thể hiện ở những tổn thương trên lớp biểu bì bên ngoài với triệu chứng: đỏ da sau chuyển sang màu trắng khi động vào, đặc biệt không bị rộp hay xuất hiện bóng nước.
+ Bỏng cấp độ 2: Mức độ bỏng tăng dần khi gây nên những tổn thương trên lớp biểu bì và một phần chân bì (lớp thứ 2 của da). Người bệnh bị bỏng cấp độ 2 sẽ có biểu hiện nhẹ: đau, đỏ da, chuyển sang trắng khi chạm vào, da bị rộp và còn chân lông. Biểu hiện nặng có thể đau hoặc không đau, ẩm hoặc khô, tùy vào vị trí diễn ra vết bỏng, có thể chuyển sang màu trắng khi chạm vào và lông trên da bị rụng.
+ Bỏng cấp độ 3: Đây là cấp độ bỏng nặng nhất với những tổn thương sâu ở lớp biểu bì và chân bì, cả dây thần kinh huyết quản và nang lông đều bị phá hủy. Nặng hơn, vết bỏng có thể gây ảnh hưởng tới xương và cơ khiến người bị bỏng không tránh khỏi cảm giác đau rát.
Đọc thêm: 5 bước xử lý bỏng nhiệt chuẩn theo hướng dẫn chuyên gia
Cách chữa bỏng nhiệt hiệu quả tại nhà
Điều trị bỏng nhiệt có thể khiến người bệnh mất nhiều thời gian và công sức, trung bình thời gian để vết bỏng khỏi sẽ kéo dài từ 3-4 tuần, với bỏng cấp độ 3 có thể sẽ lâu hơn rất nhiều, tùy thuộc vào cách điều trị của mỗi người. Mặt khác, với những trường hợp bỏng cấp độ 3 các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tới cơ sở y tế uy tín ngay lập tức để được sơ cứu và điều trị đúng cách, tránh gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Với những trường hợp bỏng cấp độ 1 và 2, người bệnh có thể tự sơ cứu và điều trị tại nhà theo những cách sau:
Hạ nhiệt cho vết bỏng là việc đầu tiên cần làm
Xem thêm: Bỏng nhiệt ở trẻ em và cách điều trị an toàn nhất
Sơ cứu vết bỏng kịp thời
Dù bạn bị bỏng nhiệt khô hay bỏng nhiệt ướt việc sơ cứu vết bỏng ngay lập tức là điều vô cùng quan trọng. Theo đó, ngay khi bị bỏng hãy ngâm vết bỏng vào nước mát từ 10-15 phút, nếu đang đi ngoài đường chẳng may bị bỏng bô, hãy cố gắng tìm nơi có nguồn nước sạch gần nhất nhé. Chú ý không nên ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến vết bỏng nặng hơn.
Sau khi hạ nhiệt cho vết bỏng hãy dùng nước muối sinh lý để rửa sạch bụi bẩn bám trên bề mặt da, từ đó ngăn ngừa viêm nhiễm. Tuyệt đối không nên sử dụng oxy già, cồn để rửa vết bỏng vì chúng gây chết hạt mô trên da khiến vết bỏng bị nhiễm trùng và để lại sẹo.
Điều trị bỏng nhiệt đúng cách
Có hai cách chữa bỏng nhiệt được sử dụng phổ biến hiện nay đó là áp dụng các bài thuốc dân gian hoặc sử dụng các loại kem, gel bôi trị bỏng.
Chữa bỏng nhiệt đúng cách giúp hạn chế biến chứng và rút ngắn thời gian điều trị
+ Chữa bỏng nhiệt bằng bài thuốc dân gian như: mật ong, nha đam, dầu mù u… được cho là an toàn, tuy nhiên hiệu quả chưa được kiểm chứng. Bên cạnh đó, với những người có cơ địa nhạy cảm khả năng bị kích ứng, nhiễm trùng hoàn toàn có thể xảy ra.
+ Chữa bỏng nhiệt bằng kem, gel bôi ngoài da: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem, gel bôi trị bỏng nhiệt. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của dược sĩ chuyên môn, đồng thời dành sự ưu tiên cho các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, điển hình là gel trị bỏng Oatrum Kids.
Oatrum Kids gel chiết xuất 100% thảo dược tự nhiên, nổi bật với công dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm sưng đỏ, đau rát, giúp tái tạo tế bào mới và thúc đẩy quá trình liền da, từ đó rút ngắn thời gian điều trị. Sản phẩm phù hợp với mọi loại da, an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Bài viết liên quan: